Bản chất sức mạnh của Quốc hội Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội hoa kỳ luận văn ths luật 60 1 01 (Trang 145 - 146)

- Sự kế thừa kinh nghiệm qua thời kỳ thuộc địa:

4. Bản chất sức mạnh của Quốc hội Hoa Kỳ.

Vận dụng tư tưởng của Locke, ngay từ buổi ban đầu, các nhà lập quốc Mỹ đã có xu hướng "vị lập pháp", và điều này thể hiện khá rõ trong Hiến pháp 1787. Nhưng vì lo sợ Quốc hội độc tài nên sau đó khơng có văn bản pháp lý nào xác định Quốc hội là cơ quan có quyền lực cao nhất. Cũng khơng có học thuyết về quyền tối cao của nghị viện như ở Anh quốc. Cho dù bị hạn chế bởi Hiến pháp, Quốc hội Mỹ từ chỗ kế thừa đã vượt qua tính hình thức của Quốc hội Anh và "Quốc hội Mỹ đã được gọi là cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất thế giới" [11; 57] - quyền lực ở đây cần được hiểu là sức mạnh trong tương quan với các ngành quyền lực khác và vị trí, vai trị của nó trong

cùng hệ thống chính trị Mỹ. Tuy nhiên, bản chất sức mạnh của Quốc hội Hoa Kỳ lại có nguồn gốc từ chính lịch sử cách mạng và cơ sở xã hội rộng rãi của nó; nó được tiềm tàng trong bản chất nhị nguyên, trong đó nổi bật là chức năng đại diện; được hỗ trợ đắc lực của một cơ chế phân chia quyền lực cứng rắn nhưng lại rất linh hoạt mềm dẻo, hiệu quả. Vừa tạo ra đối trọng, vừa làm nổi bật quyền năng lập pháp không thay thế của Quốc hội trong một chính thể "khơng tiền khóang hậu". Ngày nay, sức mạnh của Quốc hội càng được củng cố bởi tính chuyên nghiệp trong tổ chức, hoạt động của nó, bởi chất lượng, kỹ năng và kinh nghiệm của nghị sỹ trong hoạt động nghị trường và được hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ hiện đại, làm cho Quốc hội thực sự trở thành biểu tượng văn hóa của nước Mỹ. Và người Mỹ đã và đang quảng bá, bành trướng giá trị này trên thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội hoa kỳ luận văn ths luật 60 1 01 (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)