- Sự kế thừa kinh nghiệm qua thời kỳ thuộc địa:
2.3.1 Quyền lập pháp
Chức năng chủ yếu của Quốc hội là lập pháp. Tất cả các đạo luật của liên bang đều do Quốc hội thông qua. Quyền lực này được kiểm soát bằng quyền phủ quyết của Tổng thống và bằng quyết định của Toà án tối cao khi toà phán quyết một nghị quyết nào đó của Quốc hội là có vi phạm Hiến pháp không.
Hiến pháp Hoa Kỳ trao cho Quốc hội quyền hành rất lớn. Khoản I, Điều 1 của Hiến pháp quy định: "Mọi quyền lập pháp được bản Hiến pháp này thừa nhận và được trao cho Quốc hội Hợp chúng quốc, bao gồm Thượng viện và Hạ viện". Quyền lập pháp của Quốc hội Mỹ được hiểu là quyền thông qua các đạo luật điều chỉnh mối quan hệ đối nội và đối ngoại, bao gồm quyền đề ra luật pháp, quyền sửa đổi luật pháp do chính Quốc hội thơng qua và quyền sửa đổi hiến pháp. Về phương diện lập pháp, cả hai viện của Quốc hội đều có quyền hạn ngang nhau, trừ một số ít quyền giành riêng cho mỗi viện. Thượng viện có quyền góp ý và thơng qua mọi sự bổ nhiệm của Tổng thống. Thượng viện cũng có quyền được phê chuẩn các hiệp ước với 2/3 số phiếu thuận. Tuy nhiên, Hạ viện cũng có những lợi thế của mình. Mỗi viện của Quốc hội đều có quyền đưa ra văn bản pháp lý về bất cứ vấn đề gì trừ các dự luật về thu ngân sách là bắt nguồn từ Hạ viện. Mặc dù vậy, Thượng viện có thể khơng tán thành một dự luật về thu ngân sách của Hạ viện hoặc có quyền bổ sung, sửa đổi bất kỳ dự luật nào liên quan đến vấn đề này.
Tuy nhiên, quyền lập pháp của Quốc hội không phải vô hạn định mà phải chịu những hạn chế nhất định được quy định trong Điều 1, Khoản 9 của Hiến pháp và trong Tu chính án lần thứ nhất. Chẳng hạn như Quốc hội không được ban hành những đạo luật tước tồn bộ quyền tự do của cơng dân hay tịch thu tài sản, thiết lập một tơn giáo hoặc cấm đốn tự do hành lễ tôn giáo hay
giảm bớt các quyền tự do ngôn luận, đạo luật có hiệu lực hồi tố... Do đó, Hiến pháp Mỹ là một trong rất ít Hiến pháp quy định sự hạn chế quyền lực của lập pháp và được gọi là "Hiến pháp có hạn định". "Song trong thực tế, điều đáng lên án là Quốc hội Mỹ không chỉ ban hành những đạo luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội xảy ra trong nước họ mà còn ban hành cả những đạo luật thể hiện sự can thiệp thô bạo vào cơng việc nội bộ của nước khác. Ví dụ: đạo luật nhân quyền về Việt Nam do Hạ viện Mỹ thông qua ngày 6/9/2001 vừa thể hiện sự vi phạm độc lập chủ quyền của Việt Nam, vừa vi phạm thô bạo các nguyên tắc của luật quốc tế" [36; 171].
Quốc hội Mỹ ngày nay có đặc trưng tiêu biểu ở trình độ tổ chức cao trong hoạt động lập pháp. Để tránh tình trạng bị lép vế trước quyền hành pháp và làm việc có hiệu quả trong thời đại trí tuệ hố, Quốc hội Mỹ ln tích cực đảm bảo về mặt khoa học và đúc rút kinh nghiệm cho hoạt động của mình. Trong những thập kỷ gần đây, các ban và tiểu ban của Thượng viện và Hạ viện luôn địi hỏi áp dụng tri thức và cơng nghệ mới nhất để nâng tầm tham mưu. Mặc dù các thành viên của Thượng viện và Hạ viện có học vấn cao, nhưng quyền lập pháp cao nhất chỉ có khả năng thực hiện tốt trong điều kiện phải tính đến một cách thường xuyên, và thận trọng những thành tựu khoa học và công nghệ. Hoạt động hàng ngày của nghị viện ln có những cơ quan đặc biệt để tìm kiếm, chọn lọc và phân tích những thơng tin cần thiết đáp ứng những địi hỏi của q trình chính trị, đây cũng là biểu hiện cụ thể của sự thích ứng của Quốc hội trong thời đại mới.
Quyền lập pháp của Quốc hội Hoa Kỳ được biểu hiện qua chức năng đầu tiên là thẩm định và chọn lọc, nghĩa là guồng máy nghị viện giống như một cơ chế thấm lọc, cho phép cái gì sẽ được nhận vào guồng máy để tiếp tục cuộc hành trình trở thành một đạo luật. Theo thống kê, trung bình hàng năm có tới 10 ngàn dự luật được gửi tới Quốc hội Mỹ. Làm thế nào mà Quốc hội có thể xử lý được một khối lượng cơng việc lớn như vậy? Bởi vì khơng phải tất cả mọi đề nghị về luật đều được đưa ra tranh cãi, thảo luận và bỏ phiếu tại
nghị viện. Nghị viện Mỹ ln có những thủ tục khắt khe nhằm loại trừ tất cả những đề nghị khơng thể đưa vào chương trình nghị sự. Với vai trị đặc biệt trong việc chủ động xử lý các dự án luật, Hạ viện với Uỷ ban quy tắc của nó có thể thanh lọc, loại trừ bớt làn sóng khoảng 10 ngàn dự luật tràn ngập Quốc hội hàng năm.
Lắng nghe và tranh cãi là công đoạn tiếp theo khi Quốc hội thực hiện quyền làm luật. Hầu như tất cả mọi dự luật đều phải qua công đoạn này, đặc biệt là các dự luật bắt nguồn từ sáng kiến của Tổng thống. Bởi công đoạn này nhằm truyền đạt cho ủy ban liên quan tất cả những thông tin cần thiết về dự luật (về mặt kinh tế, xã hội, chính trị cũng như về mặt kỹ thuật); nó cho phép các ủy ban của Quốc hội được dùng làm nơi đề xướng, tuyên truyền cơng khai và tự do các lợi ích riêng biệt có nhu cầu được hợp pháp hố. Việc cho phép thuyết trình các lợi ích riêng biệt tại các ủy ban của Quốc hội có tác dụng như một cái van an toàn cho sự xung đột hoặc những địi hỏi bức xúc của các khu vực lợi ích riêng biệt.
Các cuộc tranh cãi về dự luật là giai đoạn mà trong đó, các nghị sỹ thể hiện vai trò rất lớn trong việc lập pháp, thường các dự luật đó sẽ bị "giết chết" hay cịn sống sót, sẽ bị sửa đổi hoặc tu chỉnh, sẽ bị uốn cong hoặc biến dạng hoàn toàn. Theo Hiến pháp, quyền đưa ra sáng kiến lập pháp, về nguyên tắc hoàn toàn phụ thuộc các nghị sỹ. Nên các cuộc tranh cãi về dự luật thể hiện vai trị tích cực, độc lập rõ rệt của nghị viện đối với áp lực từ phía Tổng thống.
Như vậy, với vai trị trung tâm trong q trình lập pháp, Quốc hội Mỹ là một thiết chế chính trị chuyên nghiệp thực hiện quyền lập pháp. Để đáp ứng yêu cầu này, các nghị sỹ phải sống vì chính trị, để đảm bảo quyền lập pháp là thực quyền chứ không phải là tấn tuồng có tính thủ tục. Tính chất riêng biệt của hoạt động làm luật chuyên nghiệp này là ở chỗ, các nghị sỹ đại diện cho tất cả các khu vực lợi ích của tồn xã hội đi tìm một tiếng nói chung, có lợi tương đối cho tất cả, thể hiện trong văn bản chính thức của đạo luật.
Nói cách khác, hoạt động lập pháp của Quốc hội là sự xử lý các quyền lợi ở tầm quốc gia, và việc này có ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí và quyền lợi trong quan hệ quốc tế của bản thân nước Mỹ. Vì thế, hoạt động lập pháp ở Mỹ thực sự là hoạt động của các nhà chính trị chun nghiệp có tầm nhìn chiến lược.