Các quyền mang tính hành pháp và tư pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội hoa kỳ luận văn ths luật 60 1 01 (Trang 71 - 72)

- Sự kế thừa kinh nghiệm qua thời kỳ thuộc địa:

2.3.4. Các quyền mang tính hành pháp và tư pháp.

* Quốc hội tổ chức bộ máy hành pháp:

Cả Quốc hội lẫn Tổng thống đều có thẩm quyền đối với "ngành thứ tư của chính phủ" - ngành hành chính. Hiến pháp trao cho Tổng thống quyền trực tiếp quản lý hành pháp. Nhưng theo cơ chế kiểm sốt và cân bằng quyền lực thì khi Tổng thống đóng một vai trị quan trọng trong q trình lập pháp thì Quốc hội ít nhất cũng phải có bổn phận làm như vậy đối với Nhà Trắng. "Quốc hội được Hiến pháp trao quyền tổ chức ngành hành pháp... Quốc hội thiết lập ra các bộ và tạo ra các cơ quan độc lập, các tổ chức chính phủ và các ủy ban liên chính phủ" [70; 495]. Quốc hội có quyền quyết định thành lập hoặc hủy bỏ sự tồn tại của các cơ quan hành pháp nào đó cũng như quyền định ra cơ cấu và quyền hạn của các bộ, ban, ngành trong nhánh hành pháp. Sự phức tạp về cấu trúc của bộ máy chính phủ liên bang hiện nay cơ bản đã trải qua nhiều thời kỳ tái cấu trúc về hình thức với dấu ấn quyền lực đậm nét của Quốc hội: đầu tiên, các cơ quan hành pháp được thành lập, rồi lại bị giải tán bởi các bộ luật của Quốc hội. Tiếp đến, Tổng thống có thể khuyến nghị sửa đổi bộ máy hành chính, như đề ra chiến lược mới cho việc nâng cao chất lượng quản lý. Sau đó, Quốc hội có thể buộc các bộ và các cơ quan thuộc chỉnh phủ tự tái cơ cấu bộ máy của mình. Cuối cùng, Quốc hội có thể ủy quyền cho Tổng thống đệ trình một kế hoạch tái cơ cấu cho phù hợp với một số hình thức theo cách đánh giá của Quốc hội.

* Quốc hội xác nhận, thông qua sự bổ nhiệm của Tổng thống vào các chức vụ quan trọng của nhà nước, trong đó có các chức vụ trong nội các,

những người giữ vị trí đứng đầu các cơ quan của Chính phủ, những người đứng đầu các cơ quan đại diện của Mỹ ở nước ngoài, các thẩm phán của Toà án tối cao và các toà án liên bang khác. Sự lựa chọn các quan chức cao cấp trong chính quyền liên bang phải dựa theo sự "cố vấn và chấp thuận" của Thượng viện. Theo Điều II, Khoản 2 của Hiến pháp. Sau khi Tổng thống chọn

ai là ứng cử viên, Thượng viện có quyền quyết định chấp thuận hay không chấp thuận (xem biểu đồ).

(Nguồn: [70; 497])

Thực tiễn chính trị Hoa Kỳ cho thấy nhiều trường hợp tổng thống sử dụng quy định "sự bổ nhiệm trong kỳ nghỉ", tức là ông ta đưa ra quyết định bổ nhiệm ai đó khi Thượng viện đã ngưng họp, sự bổ nhiệm trong kỳ nghỉ có hiệu lực cho đến đầu phiên họp khố sau của Thượng viện. Thượng viện hồn tồn chống lại cách làm này của Tổng thống và tất nhiên khơng có cảm tình với ứng viên mà Tổng thống đưa ra và có nhiều khả năng họ không chấp thuận ứng viên này. Một cách khác mà Tổng thống có thể tránh né quá trình xác nhận của Thượng viện là việc bổ nhiệm các quan chức với tư cách "tạm quyền". "Năm 1998, 20% vị trí của nội các đòi phải có sự xác nhận của Thượng viện (64 trong số 320 vị trí trống) đã được các nhân vật tạm quyền nắm giữ" [70; 498]. Để phản ứng, Thượng viện đã thông qua một đạo luật giới hạn thời gian nhiệm kỳ của các nhân sự tạm quyền này.

Sự bổ nhiệm các vị trí tư pháp thậm chí cịn được Thượng viện xem xét kỹ lưỡng hơn các quan chức cấp cao của ngành hành pháp. Ví dụ, ứng cử viên

NHÀ TRẮNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội hoa kỳ luận văn ths luật 60 1 01 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)