1 Các loại văn bản pháp lý của Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội hoa kỳ luận văn ths luật 60 1 01 (Trang 116 - 118)

- Sự kế thừa kinh nghiệm qua thời kỳ thuộc địa:

4. Tranh luận tại Viện và đi đến

3.2. 1 Các loại văn bản pháp lý của Quốc hội.

* Dự án luật: Hầu hết các đề án lập pháp được đưa ra trước Quốc hội

dưới dạng dự luật. Tùy theo nguồn gốc xuất xứ của chúng, các dự luật được ký hiệu là H. R (Hạ viện) hoặc S (Thượng viện), sau đó đến một con số chỉ thứ tự chúng được đưa ra, tính từ lúc bắt đầu của mỗi nhiệm kỳ kéo dài hai năm của Quốc hội. Các dự án luật được chia thành hai loại, là dự án luật công và dự án luật tư. Các dự án luật công chiếm số lượng lớn trong số các dự án luật trình Quốc hội, có phạm vi điều chỉnh là những vấn đề mang tính khái quát liên quan đến chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước và trở thành đạo luật công cộng nếu được Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký phê chuẩn. Các dự luật tư lại bao trùm những vấn đề mang tính cá nhân, chẳng hạn như những yêu sách chống Chính phủ, các vụ việc nhập cư và nhập tịch, và quyền sở hữu đất đai. Đó là những dự án luật mang tính chất hành chính, điều chỉnh địa vị pháp lý của nhóm cá nhân hoặc đoàn thể xã hội. Chúng trở thành luật tư nếu được phê chuẩn và ký tên.

* Dự thảo nghị quyết chung (hay dự thảo nghị quyết liên tịch). Cũng

giống như một số dự luật, một dự thảo nghị quyết chung được ký hiệu H. J. Res hay S.J. Res. Để có hiệu lực, nó địi hỏi phải có sự phê chuẩn của cả hai viện và chữ ký của Tổng thống, và khi đó nó có hiệu lực như luật. Khơng có sự khác biệt đáng kể nào giữa một nghị quyết chung và văn bản luật. Tuy nhiên, nghị quyết chung thường chỉ điều chỉnh những vấn đề hạn chế, chẳng hạn như việc phân bổ ngân sách Quốc hội cho một mục đích nhất định, khơng thực sự lớn. Điều đặc biệt là một bộ phận quan trọng trong số các nghị quyết chung được sử dụng để đề xuất các sửa đổi Hiến pháp. Trong trường hợp này nó cần phải được 2/3 tổng số đại biểu của mỗi viện thơng qua nhưng nó khơng địi hỏi phải có chữ ký của Tổng thống, và nó sẽ trở thành một phần của hiến pháp sau khi đã có 3/4 tiểu bang phê chuẩn. Vì vậy, sau khi cả hai viện thơng qua, nghị quyết loại này không chuyển sang cho Tổng thống chuẩn y mà chuyển cho cơ quan lập pháp của các chủ thể liên bang phê chuẩn.

* Dự thảo nghị quyết nhất trí: Một dự thảo nghị quyết loại này được ký hiệu là H. Con. Res hay S. Con. Res, yêu cầu bắt buộc là phải được cả 2 viện

thông qua. Tuy nhiên nó khơng địi hỏi phải có chữ ký của Tổng thống và khơng có hiệu lực như luật. Những nghị quyết này bao hàm các vấn đề liên quan đến hoạt động của các viện, hoặc bày tỏ quan điểm của các viện về một vấn đề nào đó và chúng chỉ có hiệu lực đối với Quốc hội. Các nghị quyết nhất trí nói chung thường được sử dụng để xây dựng hoặc sửa đổi những qui chế có thể áp dụng được đối với cả hai viện. Chẳng hạn như một nghị quyết nhất trí được dùng để ấn định thời gian trì hỗn phiên họp của Quốc hội và để trình bày kế hoạch ngân sách hàng năm của Quốc hội. Nó cũng có thể được sử dụng với mục đích là chuyển lời chúc mừng của Quốc hội tới một nước nào khác vào dịp kỷ niệm ngày quốc khánh của nước đó...

* Dự thảo nghị quyết: Nghị quyết loại này rất đơn giản, có ký hiệu

H.Res. Nó giải quyết những vấn đề hồn tồn nằm trong phạm vi quyền hạn của mỗi viện. Chẳng hạn những vấn đề về tổ chức của viện, như nghị quyết thành lập Uỷ ban điều tra, chỉ có hiệu lực trong phạm vi của viện đã thơng qua nó. Nó khơng địi hỏi phải có sự thơng qua của viện kia, khơng cần có sự chấp thuận của Tổng thống và khơng có hiệu lực như luật. Đa số các nghị quyết có nội dung điều chỉnh các qui chế của một viện, để gửi lời chia buồn tới gia đình của một nghị sỹ mới qua đời, hoặc để đưa ra những "khuyến nghị" đối với các chính sách ngoại giao hoặc cơng việc hành pháp khác...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội hoa kỳ luận văn ths luật 60 1 01 (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)