Tư tưởng chính trị pháp lý của các triết gia La Mã cổ đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội hoa kỳ luận văn ths luật 60 1 01 (Trang 31 - 33)

Ở La Mã, từ thế kỷ VI đến thế lỷ I TCN, tình hình cũng diễn ra tương tự như ở Athens. Trong thời gian đó, để tránh sự tái diễn các chế độ bạo quyền dưới các triều đại vua chúa đã qua, người La Mã đã xây dựng nền cộng hòa và áp dụng phương pháp chia quyền và phân quyền. Họ thiết lập một Hiến pháp, trong đó quyền hành được phân chia một cách khéo léo, gồm các hội nghị nhân dân, viện nguyên lão và các chức quan cai trị. Hội nghị nhân dân là diễn đàn rộng rãi, gần dân và mang nhiều tính chất dân chủ nhất - các nhà lập quốc Mỹ đã tiếp thu tư tưởng này khi thiết kế Hạ viện Mỹ trong Hiến pháp 1787. Viện nguyên lão, cơ quan có quyền lực quyết định gồm những quý tộc giàu sang có thế lực - cho các nhà lập quốc Mỹ tư tưởng về việc thành lập một Thượng viện trong tương lai. Các chức quan cai trị với chức vị cao nhất là hai thượng pháp quan, có quyền rất lớn về quân sự và dân chính, tổng chỉ huy quân đội, có quyền triệu tập viện nguyên lão, hội nghị nhân dân, chỉ đạo thực hiện những quyết nghị của viện nguyên lão và hội nghị nhân dân - tư tưởng này để lại dấu ấn rõ nét trong chế độ Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, với quyền năng đặc biệt của Tổng thống.

Vì e sợ một chính quyền độc tài chun chế - kiểu Anh quốc - nên khi xây dựng một chính thể cộng hồ, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã có ý tưởng về việc cần phải có một cơ quan dân biểu phản ánh tâm nguyện của dân chúng

Bắc Mỹ. Vì vậy, trong quá trình thảo luận, các nhà lập hiến đã tập trung nghiên cứu mơ hình nhà nước La mã cổ đại theo tư tưởng của Polybe (201- 120TCN):

"Trong tác phẩm "Lịch sử trong 40 quyền" của mình, khi xem xét về tổ chức và hoạt động của nhà nước La Mã cổ đại, Polybe khẳng định hiến pháp La Mã tập hợp ba nguyên tắc hàng đầu, ba hình thức cơ sở: chế độ quân chủ, chế độ quý tộc và chế độ dân chủ. Ông cho rằng: nhà nước La Mã cổ đại pha trộn ba yếu tố đó một cách thoả đáng nhất. Khảo sát các tổ chức chấp chính tối cao thì đó là qn chủ, xem xét ngun lão nghị viện thì là quý tộc, nhìn vào các hội đồng và các cơ quan bảo dân thì coi là dân chủ. Sự phân bố và kết hợp rất khéo léo đó làm cho mỗi quyền lực cần đến các quyền lực khác và các quyền lực khác khơng vượt qua được nó. Nhờ hệ thống quyền lực cân đối, nhà nước La Mã đã đạt được những kết quả tốt nhất về đối nội và đối ngoại" [36; 43].

Đánh giá về tư tưởng phân chia quyền lực, có thể thấy Polybe đã đi xa hơn Aristote ở chỗ ông đòi hỏi các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước phải độc lập nhau, không được vượt quyền nhưng lại vẫn phải hợp tác với nhau, điều đó mang lại hiệu quả cao cho hoạt động của nhà nước.

James Madison (1751-1836) đại biểu của bang Virginia trong Hội nghị lập hiến đã nghiên cứu rất sâu sắc về nhà nước La Mã. Khi nghiên cứu về mơ hình "Cơ quan bảo dân" của nhà nước La Mã cổ đại, lý giải về việc cơ quan này mất đi sức mạnh và quyền năng thực tế của nó, ơng cho rằng đó là do đã tăng số lượng đại biểu từ hai lên mười đại biểu trong cơ quan này, dẫn đến tình trạng nội bộ "cơ quan bản dân" bị chia rẽ bè phái và cuối cùng bị viện ngun lão chi phối. Theo ơng thì:

"Nguyên nhân của việc này rất rõ ràng: họ được bổ nhiệm để đảm bảo những quyền lợi và thực thi đòi hỏi của dân chúng La Mã, bởi dân chúng quá đông không thể phối hợp được. Nhưng ngay lập tức, chính họ lại bị chia thành các phe phái để trở thành con mồi của giới quý tộc. Dân chúng càng đơng thì càng có nhiều đại biểu. Họ càng trở nên khơng kiên định và dễ bị chia rẽ ngay

trong nội bộ hoặc là trở nên ngờ nghệch trước những mưu mô của các phe phái đối lập, tất yếu không thể thực hiện được bổn phận của mình. Nếu sức mạnh và uy quyền của một nhóm người phụ thuộc vào phẩm chất của từng cá nhân, thì số lượng càng đơng, uy quyền càng lớn. Nhưng khi các thẩm quyền chính trị được trao cho họ, số lượng càng ít thì sức mạnh càng lớn. Cần nghiên cứu những xem xét này để áp dụng cho Thượng viện" [31; 79].

Với nhận định như trên, tại hội nghị lập hiến, Madison đề nghị chỉ nên bầu một số ít đại biểu ở Thượng viện và đề nghị đó đã được hội nghị chấp nhận với quyết định mỗi tiểu bang chỉ có hai đại diện tại Thượng viện. Đây là một minh hoạ tiếp theo về sự ảnh hưởng của tư tưởng chính trị pháp lý La Mã cổ đại tới việc hình thành chế độ Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quốc hội hoa kỳ luận văn ths luật 60 1 01 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)