- Sự kế thừa kinh nghiệm qua thời kỳ thuộc địa:
2.3.2. Quyền thông qua ngân sách.
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nghị viện, thẩm quyền thông qua ngân sách có sớm hơn thẩm quyền lập pháp. Nghị viện Anh có thẩm quyền thơng qua ngân sách từ thế kỷ XIII, thẩm quyền lập pháp từ thế kỷ XV; đối với nghị viện Pháp, con số tương ứng là thế kỷ XIV và thế kỷ XVIII. Hiến pháp Mỹ 1787 đã trao cho Quốc hội quyền hành rất lớn trong lĩnh vực tài chính, đó là quyền quyết định thu và chi ngân sách. "Bất kỳ một đô la nào dành cho chính phủ liên bang chi dùng cũng phải được Quốc hội duyệt theo luật định" [30; 19]. Bên cạnh những khoản chi cho lĩnh vực đối nội, Quốc hội là người quyết định khoản tài chính mà Tổng thống chi cho lực lượng vũ trang dưới quyền mình, cũng như cho sự hoạt động của bộ máy nhà nước Mỹ. Mọi chương trình cho hoạt động đối ngoại của Mỹ như viện trợ cho nước ngồi, số tài chính mà nước Mỹ có thể đóng góp cho các tổ chức quốc tế trong đó có Liên hiệp quốc, ngân sách hàng năm giành cho hoạt động của Bộ Ngoại giao và các cơ quan ngoại giao của Mỹ ở nước ngoài đều do Quốc hội quyết định.
Về thu ngân sách, Điều 1, Khoản 8 Hiến pháp Mỹ quy định: "Quốc hội có quyền đặt và thu các khoản thuế để thanh tốn các khoản nợ và chi phí cho cơng cuộc phịng thủ và phúc lợi chung của Hợp chúng quốc". Về chi ngân sách, Điều 1, Khoản 9 Hiến pháp quy định: "Không một khoản tiền nào được lấy từ ngân khố liên bang nếu khơng có một đạo luật cho phép. Bản báo cáo tài chính thường kỳ về những khoản thu chi của cơng quỹ phải được công bố thường xuyên". Về mặt lịch sử, những quy định trên đã đáp ứng yêu cầu của nước Mỹ trong hồn cảnh khó khăn về kinh tế từ sau cuộc cách mạng chống lại mẫu quốc. Khi đó các nguồn lực bị suy kiệt, tiền giấy khơng cịn giá trị,
thương mại và công nghiệp gần như ngừng hoạt động, các bang và chính quyền liên bang sa lầy trong nợ nần, triển vọng phát triển kinh tế hết sức mong manh, nhiệm vụ đầu tiên của chính quyền quốc gia mới là phải đặt nền kinh tế trên một nền tảng vững. Quyền thu thuế được giao cho Quốc hội đã giúp cho chính quyền liên bang thanh tốn những khoản nợ nần trong chiến tranh và đặt đồng tiền lên một nền tảng vững chắc hơn.
Theo quy định của pháp luật, tài khoá của nhà nước Mỹ kết thúc vào ngày 30/9 mỗi năm và năm tài chính được bắt đầu vào tháng 10. Ngân sách nhà nước liên bang bao gồm mọi khoản chi tiêu và thu nhập của chính phủ, kể cả những khoản thu nhập có tính ký thác để chi tiêu vào những chương trình luật định, chẳng hạn như chương trình an sinh xã hội, chương trình y tế phục vụ người già, chương trình xây dựng đường xá.
"Thu nhập của chính phủ liên bang gồm có năm nguồn lớn như sau: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty, thuế an sinh xã hội, thuế gián thu và các thu nhập khác. Ba khoản chi tiêu lớn nhất của nhà nước là: các chương trình an sinh xã hội, tiền lãi trả trên các khoản nợ của nhà nước thường gọi là cơng trái, quốc phịng. Các khoản chi tiêu này thường gấp hàng chục lần các khoản chi tiêu khác, thí dụ, năm 1995 ngân sách chi tiêu của Bộ Quốc phịng ước lượng là trên 250 tỷ đơ la, trong khi ngân sách chi tiêu của Bộ Giáo dục là trên 30 tỷ" [5; 369, 370]. Cần phải lưu ý rằng theo pháp luật nước Mỹ, chính quyền 50 bang và 86.692 đơn vị hành chính địa phương có ngân sách riêng, tức là có thu nhập và chi phí riêng. Ngồi ra, cũng có những khoản thu nhập chia sẻ với chính quyền liên bang, cũng như có những khoản kinh phí được chính phủ liên bang bồi hồn.
Nghị viện liên bang có quyền thông qua ngân sách, phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách và quyền quy định các thứ thuế. "Nghị viện thông qua ngân sách dưới hình thức văn bản luật với một thủ tục tương đối đặc biệt, khác với thủ tục thông qua văn bản pháp luật thông thường, chẳng
hạn để thông qua Luật, thông thường nghị viện cần ba lần xem xét, còn để thơng qua ngân sách có thể là một lần" [1; 20].
Thực tế việc thông qua ngân sách tại Quốc hội Mỹ là một quá trình phức tạp có liên quan tới hầu hết các thành viên và các ủy ban của Hạ viện và Thượng viện, Tổng thống và các quan chức của ngành hành pháp và rất nhiều chủ thể tham dự khác. Quá trình phân bổ ngân sách của Quốc hội thường xuyên gây tranh cãi và tranh chấp quyết liệt bởi đó là q trình cân nhắc, đánh giá các khả năng về lợi ích kinh tế và chính trị thu được khi chính sách tài chính được ban ra. Quy trình thơng qua ngân sách của Quốc hội gồm hai bước phê duyệt và phân bổ rất rõ ràng với sự tham gia của Uỷ ban phân bổ ngân sách của Hạ viện (với 13 tiểu ban) và báo cáo giải trình của các bộ, ngành liên quan. Kết quả của mỗi bước đều là các đạo luật. Quy trình này khơng phải do Hiến pháp quy định mà do các luật lệ của Hạ viện và Thượng viện từ những năm giữa thập kỷ 1970 làm nhằm đem lại sự nhất quán trong cách thức các ủy ban thường trực của Quốc hội xử lý ngân sách của Tổng thống. Nó ảnh hưởng quyết định tới cả quá trình hoạch định chính sách đối nội của Quốc hội lẫn những mối quan hệ của Quốc hội với ngành hành pháp.
Việc thông qua ngân sách, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết tốn ngân sách là một hình thức giúp nghị viện kiểm sốt hoạt động của chính phủ. Ngân sách được thông qua dưới dạng văn bản có hiệu lực trong một năm, trong đó liệt kê tồn bộ các khoản thu, chi. Tương tự như ở Anh và Nhật, ngân sách nhà nước Mỹ được thể hiện dưới dạng là một chương trình thu chi tài chính của chính phủ, chương trình này được thực hiện thông qua việc ban hành các đạo luật của Quốc hội về thu, chi. Trên cơ sở các đạo luật này, Tổng thống có trách nhiệm tổ chức điều hành thu, chi ngân sách trong năm tài chính đó.
Như vậy, dự án ngân sách của Tổng thống bắt buộc phải đệ trình lên Quốc hội xem xét để phê duyệt. Nếu như Tổng thống không chịu ký vào bản
dự chi ngân sách do Quốc hội quyết định thì quyết định của Quốc hội (với 2/3 phiếu tán thành ở cả hai viện) vẫn có hiệu lực pháp lý.
Trong thực tế, các dự chi ngân sách của Tổng thống được Quốc hội chấp nhận ngay cả khi Tổng thống thuộc đảng thiểu số trong Quốc hội. Ngược lại, đạo luật về kiểm soát ngân sách (1974) đã buộc Tổng thống phải đệ trình cho Quốc hội bất cứ một đề nghị tài chính nào trước khi nó có hiệu lực. Đánh giá về hoạt động ngân sách của Quốc hội Mỹ, giáo sư Hồ Văn Thơng viết: "Nói chung, Quốc hội Hoa Kỳ vẫn là một trong những nghị viện phương Tây có những biện pháp hữu hiệu nhất để giám sát ngân sách. Dự chi ngân sách luôn luôn là một hoạt động trọng tâm của Quốc hội Hoa Kỳ" [77; 62].