- Sự kế thừa kinh nghiệm qua thời kỳ thuộc địa:
4. Tranh luận tại Viện và đi đến
3.1.4. Nghị sỹ Quốc hội.
Chức năng của Quốc hội Mỹ được xác định là đại diện và lập pháp. Mỗi nghị sỹ quốc hội đều phải thực hiện đồng thời hai vai trị này. Vì vậy, như đã phân tích trong Chương 2 của Luận văn, nghị sỹ Quốc hội Mỹ ngoài việc thoả mãn các tiêu chuẩn hiến định, phải là những tinh hoa đại diện cho các khu vực lợi ích của đời sống xã hội. Đặc biệt, họ phải có đủ khả năng để theo đuổi sự nghiệp chính trị. Đó là trình độ học vấn, khả năng tổ chức, khả năng tài chính và uy tín, khơng được thiếu khả năng nào. Và thực tiễn lịch sử cho thấy tuyệt đại bộ phận những người được bầu vào Quốc hội đều xuất thân từ tầng lớp trung lưu hoặc trên trung lưu. Thực tiễn này đã khác xa với lý tưởng của các nhà lập quốc về việc xây dựng một hội đồng đại diện có cơ sở xã hội rộng rãi.
Hầu hết các nghị sỹ mới được bầu vào Quốc hội thường tới Washington với một niềm lạc quan, tin tưởng rằng mình sẽ làm được một cái gì đó có ích cho đất nước hoặc chí ít thì cũng cho khu vực bầu cử của mình.
Tuy nhiên, sau khi tuyên thệ nhậm chức không lâu, họ thường bị rơi vào vịng xóay chính trị và mất chí hướng ban đầu. Các hạ nghị sỹ mới được bầu thường sớm nhận ra rằng, mục tiêu của họ là được bầu lại trong nhiệm kỳ tiếp theo. Vì chỉ có như thế họ mới có hy vọng để lại dấu ấn của mình trong các văn bản luật. Sức ép này đối với các thượng nghị sỹ ít hơn, do nhiệm kỳ của thượng nghị sỹ lâu hơn và số lượng thượng nghị sỹ ít hơn.
Khi được yêu cầu mô tả các chức năng mà họ cần thực hiện trong vị trí của mình, các nghị sỹ thường nhấn mạnh đến vai trò kép - vừa là nhà lập pháp, vừa là người đại diện. Mỗi đại biểu khi được bầu, đều có chủ trương và phương pháp cân đối vai trị của mình cũng như đầu tư nguồn lực và thời gian thích hợp cho mỗi vai trò. Với nhiệm kỳ dài hơn, các thượng nghị sỹ có các khoảng thời gian lưu tâm mang tính chu kỳ hơn, nhấn mạnh đến việc cải thiện quan hệ với cử tri và chăm lo cho cử tri nơi quê nhà trong khoảng thời gian một năm trước khi tái tranh cử, nhưng lại tập trung vào các công việc lập pháp vào những thời điểm khác:
"Các nghị sỹ hình thành nên các dự luật và biểu quyết tại sàn cũng chính là những người phải hối hả lên máy bay đi về các khu vực bầu cử của mình, nơi họ tham gia vào một thế giới hoàn toàn khác, một thế giới của các vấn đề và con người địa phương. Và cũng chính các ứng cử viên phải tự mình vận động tại các trung tâm mua bán, lại là những người phải tập trung vào những vấn đề lớn lao ở Washington như những con số về ngân sách hay các hệ thống vũ khí quân sự" [70; 11].
Vị trí pháp lý của đại biểu Quốc hội được điều chỉnh bởi Hiến pháp, luật, quy chế của các viện và các văn bản pháp luật khác. So với các thành viên nghị viện ở các nước phương Tây khác, đại biểu Quốc hội Mỹ hoạt động tương đối tự do hơn. Mặc dù về nguyên tắc, đại biểu phải tuân thủ kỷ luật đảng, tuy nhiên, thực tế những lần biểu quyết thông qua dự án hay dự thảo nghị quyết của các Viện cho thấy, việc các đại biểu biểu quyết theo quan điểm riêng không phải là hiện tượng đặc biệt. Mặc dù nhiệm kỳ của Hạ viện chỉ có
hai năm, nhiệm kỳ của Thượng viện là sáu năm, nhưng đa số các thành viên Quốc hội là những người có thâm niên lâu năm trên cương vị đại biểu và họ hoạt động mang tính chuyên nghiệp. "Theo con số thống kê, trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1968, 92% số thành viên Hạ viện và 85% số thành viên Thượng viện lần lượt tái cử qua các cuộc bầu cử" [1; 243]. Bên cạnh đó, chế độ bầu cử và phương pháp tổ chức của các đảng cũng có ảnh hưởng quan trọng đến vị thế của các đại biểu quốc hội Mỹ. Vì các thành viên của cả hai Viện của Quốc hội Mỹ do nhân dân các bang trực tiếp bầu ra theo phương pháp biểu quyết đích danh chứ khơng phải theo danh sách đảng như ở một số nước phương Tây khác nên tạo cho các đại biểu thắng cử vị thế tương đối độc lập. Ngồi ra, tổ chức đảng Cộng hịa và đảng Dân chủ tương đối "lỏng lẻo". Đảng khơng có thẻ đảng, cịn các thành viên của đảng khơng phải đóng đảng phí. Trong cuộc bầu cử, cá nhân biểu quyết cho ứng cử viên của đảng nào thì được coi là thành viên của đảng đó. Cách thức tổ chức này cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của thành viên của đảng là đại biểu Quốc hội.
Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội Mỹ được tính từ thời điểm diễn ra phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới (vào trưa ngày 3 tháng Giêng). Khi nhậm chức, đại biểu phải đọc lời tuyên thệ với nội dung sau: "Tôi là.... xin trịnh trọng tuyên thệ sẽ tuân thủ và bảo vệ Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trước mọi kẻ thù trong và ngoài nước; sẽ tuyệt đối tin tưởng và trung thành với Hiến pháp; tôi tiếp nhận trách nhiệm này một cách tự nguyện mà khơng có bất cứ điều kiện bí mật nào và tơi cũng khơng có bất cứ ý nghĩ bí mật nào từ chối việc thực hiện Hiến pháp; tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ theo chức vụ mà tôi sẽ đảm nhận một cách tận tâm và xứng đáng. Cầu trời giúp tôi".
Sau khi nhậm chức, cho đến chậm nhất là ngày 15 tháng Năm, đại biểu Quốc hội phải tiến hành khai báo tình trạng tài sản của mình. Trong bản báo cáo về tình trạng tài sản, đại biểu cần khai rõ: nguồn gốc, loại và tổng số thu nhập trong vòng một năm trước khi trở thành đại biểu Quốc hội; nguồn gốc, loại lợi tức cổ phần, lợi tức thu được trong vòng một năm trước khi trở thành
đại biểu; nguồn gốc các khoản ưu đãi về nhà ở, phương tiện công cộng, dịch vụ, thực phẩm, giải trí lớn hơn 250 đô la do những cá nhân không phải là người thân chu cấp; loại tài sản phục vụ cho cơng việc kinh doanh có giá trị lớn hơn 1000đơ la; các khoản nợ lớn hơn 10.000đô la (không kể khoản nợ người thân trong gia đình).
Thành viên của mỗi Viện nộp bản báo cáo về tình trạng tài sản cho thư ký Viện. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, thư ký Viện gửi một bản sao sang cho Uỷ ban đạo đức của Viện. Uỷ ban đạo đức sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực trong các nội dung của từng bản báo cáo. Trong thời hạn nói trên, đại biểu nào khơng trình bản báo cáo hoặc có trình nhưng bản báo cáo khơng trung thực, theo đề nghị của Tổng Chưởng lý, Tòa án cấp Quận có thể tuyên phạt đại biểu đó đến 5000 đô la.
Cũng như các nước tư bản khác, nghị sỹ Mỹ không phải chịu trách nhiệm trước cử tri và không bị cử tri bãi miễn. Vì nghị sỹ phải chịu trách nhiệm trước đảng của họ, phải phụ thuộc vào những tổ chức, công ty đã bỏ tiền ra vận động bầu cử cho họ nên quyền ủy thác của cử tri coi là đã hoàn tất ở công đoạn bỏ phiếu. Các nghị sỹ có đầy đủ các đặc quyền và đặc ân mà pháp luật dành cho đại biểu Quốc hội. Đó là tự do phát biểu, tự do biểu quyết, quyền bất khả xâm phạm thân thể. Theo quy định của Điều 1, Khoản 6, Hiến pháp:
"Các thượng nghị sỹ và hạ nghị sỹ được hưởng một khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước, khoản trợ cấp này do luật định; đại biểu không thể bị bắt giam trong thời gian tham dự phiên họp của viện, trên đường tới viện và khi từ viện trở về, trừ trường hợp phản bội, phạm trọng tội hay phá rối trật tự công cộng; đại biểu không thể bị chất vấn ở bất cứ nơi nào vì các bài phát biểu hay các cuộc tranh luận tại bất cứ viện nào".
Khoản lương hàng năm của đại biểu Quốc hội Mỹ được tăng lên theo thời gian. "Nếu như năm 1855 khoản lương hàng năm của đại biểu Quốc hội là ba nghìn đơ la, năm 1865 - 6 nghìn, năm 1907 -7,5 nghìn, năm 1920-10
nghìn, năm 1946 - 12 nghìn, năm 1964-30 nghìn, năm 1969-42 nghìn, thì đến năm 1993 đã tăng lên 128 nghìn. Thường xuyên tăng lương cho các đại biểu Quốc hội được giải thích bởi sự cần thiết phải lơi kéo những người có năng lực tham gia vào hoạt động của cơ quan lập pháp" [1; 245]. Phát biểu tại cuộc thảo luận của Hạ viện về Luật tiền lương của đại biểu năm 1967, một đại biểu nói đại ý: Nếu chúng ta muốn có một chính quyền liên bang mạnh, nếu như chúng ta muốn mọi người làm việc tốt hơn, chúng ta cần phải tranh đua với các công ty tư nhân.
Hàng năm, ngoài khoản lương nói trên, mỗi thành viên Thượng viện được Bộ Tài chính cung cấp một khoản trợ cấp đặc biệt để đại biểu chi trả cho các nhân viên giúp việc của mình. Số tiền này phụ thuộc vào số nhân viên giúp việc của đại biểu. Số nhân viên giúp việc cho mỗi đại biểu phụ thuộc vào dân số của bang nơi bầu ra đại biểu. Trong những năm 70, nếu đại biểu đại diện cho 500.000 cử tri, đại biểu có thể nhận tối đa 12 người giúp việc và số tiền trợ cấp hàng năm của đại biểu là 148.000 đơ la. Ngồi ra, các đại biểu Quốc hội còn nhận được các khoản trợ cấp cho việc đi lại, sử dụng dịch vụ bưu điện, được quyền phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng với điều kiện ưu đãi, được sử dụng dịch vụ y tế miễn phí.
Bên cạnh những ưu đãi nói trên, pháp luật nghiêm cấm đại biểu thực thiện những hành vi sau: Nhận quà tặng của cá nhân hay tổ chức hoặc cơng ty có liên quan đến dự án luật được Quốc hội thông qua với tổng trị giá quá 100 đơ la trong vịng một năm; tham gia vào hoạt động của bất cứ công ty, tổ chức nào hay đảm nhận các hoạt động được trả lương khác; cố ý sử dụng chức vụ của mình để gây ảnh hưởng đến quá trình lập pháp nhằm làm lợi cho gia đình hay những người thân trong gia đình; nhận số tiến thưởng q 25.000 đơ la trong vòng một năm; cho phép các hãng, công ty, tổ chức sử dụng tên của mình phục vụ hoạt động kinh doanh.