Những hạn chế, bất cập của pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 58 - 60)

môi trường ở Việt Nam

Thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về ĐTM thời gian qua cho thấy pháp luật về ĐTM đã đạt được những kết quả nhất định. Các quy định của pháp luật về ĐTM đã góp phần làm cho hoạt động bảo vệ mơi trường khơng ngừng được phát triển và tăng cường, thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường gắn liền với sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiện nay các quy định pháp luật về ĐTM cịn tồn tại những thiếu sót, bất cập sau:

Thứ nhất, các quy định pháp luật về ĐTM hiện nay còn nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật với hiệu lực pháp lý khác nhau, lĩnh vực điều chỉnh khác nhau

Như trên đã nêu, đến nay các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đã ban hành hơn 862 văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường từ luật, pháp lệnh cho đến thông tư, quyết định của các Bộ ngành, trong đó có khoảng 462 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực (bao gồm 59 Luật, 16 Pháp lệnh, 11 Nghị quyết của QH, UBTVQH, CP, Nghị quyết liên tịch; 96 Nghị định; 71 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 27 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 61 Thơng tư của bộ, ngành; 43 Thông tư liên tịch; 78 Quyết định của Bộ trưởng các bộ, ngành). Trong tổng số các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nêu trên thì có 89 văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM từ luật, pháp lệnh cho đến thông tư, quyết định của các Bộ ngành, trong đó có

khoảng 56 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực (bao gồm 03 Luật, 04 Nghị định; 07 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 25 Thơng tư của bộ, ngành; 16 Quyết định của Bộ trưởng các bộ, ngành). Vì vậy, gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc tiếp cận và áp dụng các quy định pháp luật về ĐTM.

Thứ hai, nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động ĐTM chưa được pháp luật quy định đầy đủ, chặt chẽ. Chẳng hạn:

- Trong các văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường chưa có

quy định trách nhiệm pháp lý đối với các chủ đầu tư hay cơ quan tư vấn ĐTM khi lập Báo cáo ĐTM không đúng với những tác động tiêu cực lên môi trường nơi dự án thực hiện.

Hậu quả là phần lớn các Báo cáo ĐTM của các dự án chỉ mang tính lấy lệ để lọt qua cửa phê duyệt dự án. Nhiều chủ dự án chỉ coi đây là một thủ tục

trong quá trình chuẩn bị hoặc thực hiện DA. Vì vậy, khi được yêu cầu lập báo cáo ĐTM thì chỉ làm lấy lệ, cho đủ thủ tục để DA được thông qua chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự. Một trong những minh chứng cho hiện tượng này là việc cấp phép ồ ạt cho các DA xây dựng sân gơn trong thời gian qua. Tình trạng xung đột xảy ra giữa các chủ dự án và cộng đồng địa phương do tranh chấp quyền sở hữu, tiếp cận, sử dụng tài nguyên đất, rừng và nguồn nước chứng tỏ các DA này đã không thực hiện ĐTM một cách nghiêm túc và chất lượng. Một báo cáo có tên “Đánh giá tác động mơi trường ở Việt Nam: từ pháp luật đến thực tiễn” do Trung tâm con người và thiên nhiên thực hiện vào tháng 4/2009 cũng chỉ ra rằng hiện tượng các chuyên gia tư vấn thường được khoán làm một báo cáo ĐTM cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật là rất phổ biến ở các địa phương. Vì vậy, việc tuân thủ quy trình và yêu cầu chất lượng báo cáo ĐTM thường bị làm ngơ hoặc xem nhẹ. Báo cáo ĐTM hiện nay “mới chỉ quan tâm đến tác động có hại, trực

tiếp, trước mắt, tác động tới mơi trường tự nhiên trong khi ít quan tâm đến tác động có lợi, gián tiếp, lâu dài và tác động xã hội. Các phương án giảm thiểu tác động thì hoặc là q sơ sài, hoặc thiếu tính khả thi, hoặc chỉ là lời hứa hẹn khơng có cơ sở”. Việc thiếu chú ý đến các tác động xã hội có thể thấy rõ trong nhiều báo cáo đã được thực hiện. Ví dụ, Báo cáo ĐTM của Dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Hương Sơn phần đánh giá tác động xã hội chỉ có 01 trang, Báo cáo ĐTM của Dự án khai thác mỏ Titan ở Hà Tĩnh phần đánh giá tác động xã hội chỉ có ½ trang; Báo cáo ĐTM của Dự án nhà máy thủy điện Lai Châu có nội dung dày tới 200 trang nhưng phần đánh giá tác động xã hội cũng chỉ có 2 trang. Nhiều báo cáo ĐTM chỉ là bản copy của các dự án khác, thậm chí nhiều trường hợp chủ đầu tư còn “quên” thay đổi địa danh cho phù hợp với dự án mới. Có những báo cáo thì lại làm ngơ hoặc đánh giá thấp các giá trị và vai trị của mơi trường và hệ sinh thái ở nơi dự án đề xuất can thiệp để dễ được chấp thuận. Ví dụ Vườn quốc gia (VQG) Tam Đảo đã được quy hoạch và khẳng định là “khu rừng đa dạng sinh học cao với rừng lùn thường xanh điển hình”, tuy nhiên báo cáo hiện trạng môi trường phục vụ cho chuẩn bị dự án Tam Đảo II (xây dựng khu giải trí do nước ngồi đầu tư) ở vùng lõi VQG đã đánh giá là khu vực “nghèo đa dạng sinh học, khơng có giá trị bảo tồn”. Tương tự, báo cáo ĐTM cho đề xuất dự án xây dựng thủy điện Rào Àn1 và Rào Àn 2 trong vùng rừng nguyên sinh kề VQG Vũ Quang ở xã Kim Sơn (Hà Tĩnh) đã không đề cập đến tác động của dự án đối với các lồi thú lớn bị đe doạ có giá trị bảo tồn trên tồn cầu như sao la, voi. Tình trạng này cho thấy các quy định hiện hành chưa đủ để ràng buộc trách nhiệm của người lập báo cáo ĐTM trong việc đảm bảo chất lượng và trung thực của báo cáo ĐTM. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực thẩm định báo cáo ĐTM cũng là đòi hỏi bức thiết để khắc phục tình trạng này.

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w