Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều cơng cụ, trong đó cơng cụ hữu hiệu nhất đó là pháp luật về ĐTM. Bởi vì:
- Pháp luật về ĐTM là phương tiện thể chế hóa quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về cơng tác bảo vệ môi trường.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã đề ra những mục tiêu chiến lược cho việc phát triển đất nước trong những năm tới mà trọng tâm là
phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Quan điểm của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã được thể chế hố trong "Chiến lược Bảo vệ mơi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020", trong đó đã xác định: “Chiến lược bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hịa với phát triển xã hội và bảo vệ mơi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững” [62]. Đây là việc làm thường xuyên, lâu dài. Trong bảo vệ môi trường, cần coi phịng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm sốt ơ nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường. Bảo vệ môi trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý Nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của tồn xã hội về bảo vệ mơi trường.
Vì vậy, thực hiện vai trị của mình, pháp luật về ĐTM đã thể chế hố đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định cụ thể về ĐTM và làm cho nó đi vào cuộc sống.
- Pháp luật về ĐTM quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Nguồn gốc của mọi biến đổi về môi trường sống của con người đang xảy ra hiện nay trên thế giới, cũng như ở nước ta hiện nay là do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của con người. Các hoạt động này một mặt cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, mặt khác cũng tạo ra hàng loạt các vấn đề như: khan hiếm, cạn kiệt tài ngun, ơ nhiễm, suy thối mơi trường... Các cộng đồng người thu nhập thấp do không đủ điều kiện phải kiếm sống bằng sự khai thác không hợp lý, đó là ơ nhiễm do đói nghèo. Những cộng đồng có nền kinh tế phát triển, với khoa học và cơng nghệ cao thì phá hoại mơi trường bằng sản xuất lớn,
theo chiều sâu, tiêu dùng lãng phí, đó là ơ nhiễm do thừa thãi, phát triến quá mức cần thiết. Chính vì lý do đó, việc khai thác có định hướng, có tính đến sự cân bằng của mơi sinh có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ mơi trường. Pháp luật ĐTM với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình khai khai thác và sử dụng môi trường;
- Pháp luật quy định các chế tài hình sự, hành chính, kinh tế để buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật về ĐTM trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. “Bằng các chế tài hình sự, hành chính, dân sự, pháp luật tác động tới những hành vi vi phạm. Các chế tài này hoặc cách ly những kẻ vi phạm nguy hiểm khỏi xã hội hoặc áp dụng những hậu quả vật chất, tinh thần đối với họ” [27,tr.25]. Các chế tài hình sự, hành chính, dân sự được sử dụng trong lĩnh vực ĐTM vừa có tác dụng ngăn chặn hành vi vi phạm vừa có tác dụng giáo dục cơng dân tơn trọng pháp luật bảo vệ môi trường.
- Thông qua pháp luật, nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường như quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát... việc thực hiện pháp luật về ĐTM.
- Một trong những vai trị to lớn của pháp luật bảo vệ mơi trường thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường (TCMT). Trong hoạt động quản lý nhà nước về mơi trường TCMT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. TCMT vừa là một quy phạm kỹ thuật, vừa là một quy phạm pháp luật. Trên cơ sở tiêu chuẩn mơi trường, nhà nước có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng ơ nhiễm mơi trường và xử lý kịp thời các vi phạm mơi trường, cịn các tổ chức, cá nhân sẽ biết được rõ quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào trong quá trình tác động vào các thành phần mơi trường để từ đó họ tự điều chỉnh hành vi của mình, cố gắng hạn chế đến mức thấp
nhất việc vi phạm các quy định của pháp luật mơi trường và từ đó mơi trường sẽ được bảo vệ.