- Quá trình ĐTM liên quan trực tiếp tới hệ thống tiêu chuẩn môi trường,
3.2.5. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng, doanh nghiệp và các nhà quản lý
doanh nghiệp và các nhà quản lý
Có thể nói, đây là vấn đề quyết định thành bại trong thực thi ĐTM, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTM. Để đảm bảo cho môi
trường được trong lành thì nâng cao nhận thức của nhân dân về pháp luật môi trường là biện pháp cần thiết. Pháp luật về môi trường là một lĩnh vực pháp luật tương đối mới, pháp luật về ĐTM lại càng mới hơn. ĐTM cho đến nay đối với nhiều người còn rất xa lạ , do đó, để hiểu và vận dụng những quy định pháp luật về ĐTM quả thực là rất khó khăn. Vì vậy, cần phải tun truyền cho các chủ thể này hiểu vai trị quan trọng của ĐTM trong bảo vệ mơi trường cũng như trách nhiệm của mỗi thành viên để ĐTM đạt hiệu quả. Qua đó, mọi người sẽ tự giác, tích cực hưởng ứng và tuân thủ theo các quy định của luật pháp trong ĐTM: Nhà quản lý thấy rõ trách nhiệm và làm hết trách nhiệm của mình trong thẩm định, xét duyệt, giám sát; chủ doanh nghiệp thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong thực thi ĐTM; cộng đồng dân cư thấy được trách nhiệm trong phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác giám sát sự tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của các chủ doanh nghiệp. Thực hiện được việc này, vừa giảm thiểu được nạn ô nhiễm môi trường, vừa làm giảm thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp do phát sinh những vấn đề pháp lý về sau.
Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã chỉ rõ là trong những năm tới đây cần tạo được chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Đồng thời yêu cầu bộ, ngành nào chủ trì dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thì bộ, ngành đó phải chịu trách nhiệm chính về việc thực hiện văn bản pháp luật đó trong cán bộ, cơng chức của bộ, ngành mình, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân. Trên tinh thần đó, về các hình thức tun truyền, phổ biến pháp luật về mơi trường, có thể lựa chọn các hình thức thích hợp với từng đối tượng và từng địa bàn, đó là:
- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình, hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, các đội thơng tin lưu động...). Đây là phương tiện có tác dụng rộng rãi và mạnh mẽ nhất, vì vậy cần sử dụng triệt để hiệu quả của phương tiện này.
- Cần xuất bản các loại tài liệu pháp luật, đặc biệt là các tài liệu pháp luật phổ thông về bảo vệ môi trường bằng tiếng Việt hoặc song ngữ (tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số; tiếng Việt và các ngoại ngữ khác); in các loại tờ gấp, tờ rơi, áp phích, tranh cổ động để tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ và nhân dân, kể cả người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Tiếp tục đưa việc giảng dạy pháp luật về bảo vệ môi trường vào trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các trường phổ thông, các học viện..., đặc biệt là các trường kinh tế - kỹ thuật. Trong chương trình pháp luật về bảo vệ mơi trường cần dành một nội dung thích đáng cho hoạt động ĐTM.
- Đẩy mạnh hình thức tun truyền miệng, tun truyền thơng qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ mơi trường. Cuộc thi có thể tiến hành ở phạm vi toàn quốc hoặc một địa bàn, một ngành nhất định (ngành công nghiệp, xây dựng, du lịch...)
- Tuyên truyền thông qua hoạt động tư vấn pháp luật về môi trường, thông qua hoạt động của tủ sách pháp luật ở cơ quan, doanh nghiệp, trường học, thông qua sinh hoạt của các câu lạc bộ pháp luật (như câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, câu lạc bộ thanh niên với pháp luật, phụ nữ với pháp luật ở cơ sở), thơng qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, nhất là các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống để lồng ghép nội dung tuyên truyền pháp luật vào trong đó.
Các hình thức trên đây tùy theo tình hình, đối tượng, địa bàn cụ thể mà áp dụng cho thích hợp. Chúng tơi đồng tình với một số ý kiến cho rằng mỗi một DA đầu tư cần trích một tỉ lệ kinh phí nhất định cho cơng tác tun truyền về DA đó, trong đó có vấn đề bảo vệ mơi trường để dân cư ở khu vực có DA hiểu và ủng
hộ q trình thực hiện, bảo đảm hài hịa giữa lợi ích kinh tế và lợi ích bảo vệ môi trường đối với người dân cũng như đối với các chủ đầu tư.