Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm sau thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 93 - 94)

- Quá trình ĐTM liên quan trực tiếp tới hệ thống tiêu chuẩn môi trường,

3.2.6. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm sau thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án

thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án

Để đảm bảo pháp luật về ĐTM được thực hiện trong đời sống xã hội thì ngồi những giải pháp như nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật ĐTM, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, bổ sung những quy định pháp luật về ĐTM cho phù hợp với từng đối tượng, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật ĐTM… còn phải chú trọng việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong việc thực hiện pháp luật ĐTM.

Đây là giải pháp quan trọng để bảo đảm cho các quy phạm pháp luật về ĐTM được thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý môi trường cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật ĐTM. Việc kiểm tra, giám sát sau thẩm định nhằm bắt buộc các chủ đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong Báo cáo ĐTM và các yêu cầu của quyết định phê chuẩn Báo cáo ĐTM; nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về ĐTM đồng thời phát hiện ra những yếu kém, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về ĐTM để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra là hoạt động cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý mơi trường hồn thiện những quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trường đồng thời tiến hành những biện pháp, cách thức quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTM. Đi cùng với hoạt động kiểm tra, giám sát là việc xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các doanh nghiệp vi phạm và cố tình vi phạm các quy định pháp luật về ĐTM theo hướng: Đối với các doanh nghiệp vi phạm lần đầu, mức xử phạt theo đúng Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009; đối với doanh nghiệp tái

vi phạm, đề xuất lãnh đạo các Bộ, ngành, UBND các địa phương cho ngừng hoạt động. Bên cạnh việc áp dụng các chế tài xử phạt, thì cũng cần có cơ chế động viên, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đúng các cam kết đã phê chuẩn bằng các hình thức như tuyên dương trên các phương tiện thông tin đại chúng; miễn giảm thuế môi trường trong một thời gian nhất định… Để thực hiện tốt các biện pháp này, về phía Nhà nước, cần phải đầu tư mạnh hơn nữa cả về nhân lực, vật lực và tài lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, qua đó, nâng cao năng lực để có đủ khả năng để tiến hành công tác thẩm định và hoạt động kiểm tra, giám sát sau thẩm định Báo cáo ĐTM; về phía cán bộ thực hiện nhiệm vụ địi hỏi vừa phải có trình độ, vừa phải có lương tâm và trách nhiệm cao. Cơng tác hậu kiểm được thực hiện quyết liệt và triệt để, chắc chắn sẽ giảm đáng kể tình trạng vi phạm và tái vi phạm mơi trường. Có như vậy thì mới khơng cịn cơ hội cho những doanh nghiệp cố tình chây ì khơng thực hiện việc bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w