Pháp luật về đánh giá tác động môi trường giai đoạn trước năm

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 38 - 40)

năm 1993

Giai đoạn này Luật Môi trường với tư cách là một ngành luật riêng chưa xuất hiện. Trong giai đoạn này chúng ta khó có thể tìm thấy văn bản pháp luật riêng nào về vấn đề môi trường cũng như ĐTM, Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 cũng khơng có một quy định nào đề cập đến vấn đề bảo vệ mơi trường. Sắc lệnh số 142/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy định về việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng có thể coi là văn bản pháp luật sớm nhất đề cập đến vấn đề mơi trường. Tiếp đó là Nghị quyết số 36/CP ngày 11/03/1961 của Hội đồng Chính phủ về

việc quản lý, bảo vệ tài nguyên dưới lòng đất; Chỉ thị số 127/CP ngày 24/05/1971 của Hội đồng Chính phủ về cơng tác điều tra cơ bản tài nguyên và điều kiện thiên nhiên; Chỉ thị số 07/TTg ngày 16/01/1964 về thu tiền bán khốn lâm sản và thu tiền ni rừng; Nghị quyết số 183/CP ngày 25/09/1966 về công tác trồng cây gây rừng và Pháp lệnh về bảo vệ rừng ban hành ngày 11/9/1972. Đến năm 1980, trong Hiến pháp nước Việt nam dân chủ cộng hịa đã có một điều - Điều 36 quy định: “Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và cơng dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cải tạo môi trường sống” [49].

Như vậy, các quy định pháp luật về môi trường trong giai đoạn này nằm rải rác trong các văn bản pháp luật đơn hành, được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau với mục tiêu là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Khía cạnh về mơi trường chỉ là phần thứ yếu trong các văn bản đó. Do đó, tính tập trung, tính thống nhất khơng cao; các quy định pháp luật về môi trường, cũng như ĐTM trong thời kỳ này được ban hành chủ yếu bằng hình thức văn bản dưới luật. Ngoại trừ Điều 36 Hiến pháp năm 1980, tồn bộ các quy định cịn lại đều được ban hành trong các Nghị định, Nghị quyết, Thơng tư, Chỉ thị của Chính phủ. Nói một cách khác pháp luật về môi trường cũng như ĐTM của nước ta trong giai đoạn này còn kém phát triển.

Nguyên nhân cắt nghĩa cho sự chậm chễ này là do: Trước hết, từ trước năm 1975, tức trước khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước thì nhiệm vụ chính của tồn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là đấu tranh vì sự thống nhất đất nước. Sau năm 1975, nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội nổi lên như là những nhiệm vụ được ưu tiên số một. Các nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường tạm thời được đặt sau các nhiệm vụ quan trọng và cấp bách kia. Một lý do khác là trước năm 1986, trật tự của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, sự phát triển kinh

tế trong khuôn khổ của trật tự ấy, các hoạt động khai thác tài nguyên chưa đến mức làm suy thối, ơ nhiễm mơi trường một cách nghiêm trọng, thực trạng tài nguyên và môi trường chưa trực tiếp đe dọa, tác động sâu sắc đến sản xuất và đời sống của con người. Ở giai đoạn này, không chỉ lĩnh vực pháp luật về môi trường và ĐTM chưa phát triển, mà cả các loại hình luật pháp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác cũng chưa phát triển.

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w