Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 83 - 88)

- Quá trình ĐTM liên quan trực tiếp tới hệ thống tiêu chuẩn môi trường,

3.2.2. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường

luật về đánh giá tác động môi trường

Việc xây dựng và hồn thiện pháp luật về ĐTM khơng chỉ bao gồm việc sửa đổi các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tế mà bao gồm cả việc xây dựng những quy định mới điều chỉnh các quan hệ ĐTM cịn thiếu sót của pháp luật hiện hành. Muốn vậy, Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật theo hướng:

Thứ nhất, cần quy định rõ trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể tham

gia vào việc lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo ĐTM nhằm đảm bảo trong trường hợp các DA được phê duyệt làm tổn hại đến môi trường xuất phát từ chất lượng của báo cáo ĐTM thì sẽ có chủ thể phải chịu trách nhiệm về hậu quả này.

Thứ hai, cần cụ thể hoá các quy định về điều kiện chuyên môn, cơ sở vật

chất, trang thiết bị đối với các cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ lập báo cáo ĐTM. Quy định về điều kiện chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cá nhân, tổ chức cung ứng dịch vụ lập báo cáo ĐTM nhằm đảm bảo năng lực cung cấp dịch vụ của các tổ chức này, góp phần chun mơn hố công tác lập báo cáo ĐTM và đảm bảo chất lượng của công tác ĐTM trên thực tế.

Thứ ba, cần có những chế tài nghiêm khắc đối với các vi phạm nghĩa vụ

các vi phạm nghĩa vụ từ việc thực hiện Báo cáo ĐTM nhằm để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm, bổ sung chế tài đình chỉ DA và u cầu khơi phục hiện trạng để tránh tình trạng có những chủ thể cố tình khơng lập báo cáo ĐTM nhưng vẫn triển khai dự án gây ra những hậu quả môi trường không thể khắc phục được.

Thứ tư, Quy định rõ tỷ lệ kinh phí chi cho lập Báo cáo ĐTM so với mức

đầu tư của một dự án; chi phí dành cho thẩm định, qua đó, một mặt, ràng buộc được tránh nhiệm của các bên khi tham gia, mặt khác, tránh tình trạng mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương vận dụng một kiểu.

Thứ năm, bổ sung và quy định rõ sự tham gia của cộng đồng địa phương

vào quá trình lập, thẩm định và giám sát thực hiện các báo cáo ĐTM.

Trong điều kiện phát huy dân chủ, một trong những phương châm mà Đảng ta đã đề ra là "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Phương châm này đã được thực hiện từ nhiều năm qua và nó cần được thực hiện ngay cả trong quá trình ĐTM. Dân cư ở nơi triển khai DA là những người trực tiếp chịu tác động của DA. Vì vậy, họ có quyền được biết và được tham gia vào công tác ĐTM.

So với các văn bản trước đây thì Quyết định số 04/2003/QĐ-BTNMT ngày 21/8/2003 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM đã quy định cụ thể hơn về cơ cấu của Hội đồng thẩm định nhưng vẫn cịn chung chung và tuỳ nghi, đó là: “Thành phần hội đồng bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm, trình độ chun mơn phù hợp với nội dung liên quan đến DA. Trong trường hợp cần thiết thì có thêm đại diện các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư nơi thực hiện DA”. Quy định tuỳ nghi như vậy nên dẫn đến thực trạng là trong các hội đồng thẩm định chưa có đại diện cộng đồng dân cư nơi thực hiện DA nên chưa có những ý kiến đóng góp sát thực về MT. Từ đó, các giải pháp khắc phục về mặt mơi trường được đưa ra đôi khi mâu thuẫn với quyền

lợi của cộng đồng.

Hiện nay, ở các nước phát triển, sự tham gia của cộng đồng được ghi nhận như một thủ tục khơng thể thiếu trong q trình ĐTM. Vì thế, theo chúng tôi, cần quy định đại diện cộng đồng là thành phần bắt buộc cần phải có trong Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM. Đại diện cộng đồng có thể do dân cử hoặc đại diện của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tại địa phương. Dân cư ở từng khu vực có trình độ văn hố, kiến thức khác nhau nên việc thu hút họ vào trong quá trình ĐTM cũng phải thực hiện theo những phương thức khác nhau. Chúng tôi cho rằng trước hết cần thông tin công khai về DA đầu tư trên báo chí, tại trụ sở chính quyền địa phương; sau đó tổ chức họp dân cư để những người có trách nhiệm thuyết trình về lợi ích của DA, những hệ quả phụ của DA và các biện pháp dự kiến khắc phục để nhân dân góp ý kiến. Những ý kiến đóng góp của nhân dân phải được bảo lưu trong hồ sơ của Báo cáo ĐTM khi trình cơ quan thẩm định Báo cáo đó. Nếu cuối cùng, ý kiến của cơ quan thẩm định Báo cáo ĐTM khác hẳn với ý kiến của dân cư ở khu vực triển khai DA thì cần có sự hồ giải và khi hồ giải khơng được, có thể khiếu kiện ra tồ án hành chính. Cơ chế này bảo đảm nâng cao trách nhiệm của chủ DA đầu tư cũng như của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân. Ghi nhận điều này cũng là cách cụ thể hoá nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường trong lành của luật môi trường và chủ trương xã hội hố cơng tác BVMT mà Đảng và Nhà nước ta đang chú trọng triển khai thực hiện.

Thứ sáu, tiếp tục bổ sung hồn thiện hệ thống quy chuẩn mơi trường

Việt Nam.

Quy chuẩn mơi trường thể hiện trình độ văn minh của một quốc gia, bởi vì đây là cơng cụ quản lý mơi trường. Nếu một nước có tiêu chuẩn cao thì sẽ hạn chế được việc nhập khẩu các trang thiết bị, cônng nghệ lạc hậu, bảo đảm môi trường không bị ô nhiễm. Nhưng nếu quy chuẩn quá cao thì sẽ cản trở

các hoạt động phát triển kinh tế. Ngược lại, nếu quy chuẩn q thấp thì khơng đảm bảo được chất lượng cuộc sống. Sức ép này buộc Việt Nam phải cân nhắc kỹ càng khi đưa ra các tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt là các quy chuẩn liên quan tới việc sản xuất, chế biến các sản phẩm thương mại dành cho xuất khẩu. Cho nên, việc xây dựng một hệ thống Quy chuẩn môi trường phù hợp với điều kiện nước ta đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải khẩn trương xây dựng, ban hành các Quy chuẩn môi trường cịn thiếu, đồng thời rà sốt để điều chỉnh các Quy chuẩn mơi trường đã có nhưng khơng cịn phù hợp. - Các Quy chuẩn môi trường cần được tập hợp, hệ thống hố và cơng bố rộng rãi để mọi cá nhân, tổ chức có thể tiếp cận được. Việc xây dựng một Cơ sở dữ liệu quốc gia về Quy chuẩn môi trường là giải pháp cần thiết và hữu hiệu để nâng cao tính cơng khai, minh bạch của việc xây dựng và áp dụng hệ thống Quy chuẩn mơi trường.

- Cần có các quy định khuyến khích áp dụng các Quy chuẩn mơi trường của các nước trên thế giới vào Việt nam cũng như áp dụng các hệ thống Quy chuẩn môi trường quốc tế hiện đại.

- Nhanh chóng ban hành Quy chuẩn mơi trường đối với một số ngành, lĩnh vực đặc thù.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục ban hành các Quy chuẩn môi trường mới, phù hợp với các yêu cầu của Luật BVMT năm 2005, đồng thời rà sốt lại hệ thống Quy chuẩn mơi trường đã ban hành để có những sửa đổi, bổ sung phù hợp. Trong các nội dung này, cần lưu ý việc bổ sung quy chuẩn về mùi hôi thối, độc hại, Quy chuẩn mơi trường khơng khí ở vùng đơ thị và vùng dân cư nơng thơn, tiêu chuẩn ánh sáng, bức xạ trong khu vực dân cư, nơi công cộng. Bổ sung quy chuẩn về tổng lượng khí thải của các cơ sở sản xuất, bổ sung quy định về thời điểm thải khí thải độc hại để đảm bảo khả năng chịu tải của môi trường cũng như khả năng chịu đựng của người dân.

- Hoàn thiện hệ thống Quy chuẩn mơi trường khơng khí.

Đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp và chấm dứt tình trạng xử lý khí thải giả tạo hiện nay của một số doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định tổng lượng khí thải cịn là cơ sở để nghiên cứu và dự báo mức độ, khả năng xảy ra ô nhiễm môi trường khơng khí tại một khu vực cụ thể. Tổng lượng thải cũng là cơ sở khoa học và pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước phân bổ quyền xả thải cho các cơ sở có chất thải khí và là căn cứ khơng thể thiếu để tính các loại phí và thuế mơi trường.

Cần quy định cụ thể về vị trí địa lý, khơng gian áp dụng các Quy chuẩn mơi trường khơng khí; xây dựng các quy chuẩn chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh khác nhau áp dụng cho các vùng khác nhau như: chất lượng mơi trường khơng khí khu dân cư, chất lượng mơi trường khơng khí khu cơng nghiệp, chất lượng mơi trường khơng khí khu du lịch...

Cần xây dựng ngay các quy chuẩn về mùi để kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí đối với các chất ô nhiễm này.

- Cần sớm ban hành chỉ tiêu về tổng lượng chất thải.

Nên có sự phân loại một cách hợp lý các cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy mô sản xuất, đặc biệt là lượng thải dự tính của từng đơn vị để cấp quota thải cho các đơn vị đó. Khi soạn thảo quy định tổng lượng thải phải cân đối giữa các yếu tố: yếu tố thải từ hoạt động của đơn vị, khả năng tiếp nhận của nguồn tiếp nhận, vị trí địa lý khơng gian áp dụng, thời điểm xả thải. Đây là u cầu khó vì việc cân đối các yếu tố nói trên khơng phải là đơn giản. Tuy nhiên, việc xác định tổng lượng thải là công việc quan trọng và đã trở thành nhu cầu cấp thiết hiện nay.

Thứ bảy, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể công tác giám sát sau

thẩm định Báo cáo ĐTM, đặc biệt trong khâu thiết kế và xây dựng các cơng trình xử lý mơi trường.

Như chúng tơi đã trình bày, ĐTM là một q trình và nó là một khâu trong tồn bộ hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường. Nhiều người vẫn cho

rằng hoạt động ĐTM chấm dứt tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn báo cáo ĐTM. Quan điểm này là chưa chính xác vì phê chuẩn Báo cáo ĐTM chỉ chấm dứt giai đoạn thẩm định báo cáo ĐTM mà thôi. Thật ra, hoạt động ĐTM chỉ kết thúc tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các cam kết trong Báo cáo ĐTM. Nếu phát hiện cơng trình khơng tn thủ đúng những phương án BVMT đã được duyệt thì yêu cầu chủ DA phải xử lý theo đúng Báo cáo ĐTM đã được thẩm định hoặc bản đăng ký đạt TCMT đã được xác nhận.

Chính vì hiểu khơng chính xác nên trên thực tế, các chủ DA sau khi đã được phê chuẩn Báo cáo ĐTM thì xem như xong nghĩa vụ, trong khi các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường lại thiếu các điều kiện về lực lượng các bộ và phương tiện để theo dõi, kiểm tra và xử lý thiếu kiên quyết khi sự việc xảy ra.

Tóm lại, việc sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định của pháp

luật về ĐTM là cần thiết vì quan hệ ĐTM là quan hệ phức tạp, các dự án cần tiến hành ĐTM là đa dạng, phong phú. Vấn đề đặt ra là, khi sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định của pháp luật về ĐTM, các nhà làm luật cần phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia môi trường, chuyên gia các lĩnh vực khác, nghiên cứu kỹ các loại hình dự án. Như vậy, dù sửa đổi hay xây dựng mới các quy định của pháp luật về ĐTM cũng cần phải tính đến tính khả thi, xem chúng có phù hợp với thực tiễn hay khơng, có áp dụng được trong thực tiễn hay khơng. Thực hiện được điều này, pháp luật về ĐTM mới đi vào cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w