1993 đến thời điểm ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005
Cùng với q trình đổi mới, q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã đưa lại cho đất nước những biến đổi sâu sắc, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, :
các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ phát triển khá, đời sống người dân được nâng lên đáng kể, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp. Song bên cạnh đó, q trình cơng nghiệp hố cũng gây ra những tổn hại, ảnh hưởng đến môi trường. Đối với nhiều loại tài nguyên như: đất đai, rừng, biển, mặt nước... sự ô nhiễm, sự suy kiệt đã đến mức báo động, gây tác động xấu đối với sản xuất và đời sống xã hội. Tại các thành phố, các khu công nghiệp tập trung môi trường xấu đi rất nhanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và cuộc sống của dân cư.
Đứng trước thực trạng đó, địi hỏi Nhà nước phải có một hệ thống chính sách, pháp luật hồn thiện nhằm bảo vệ mơi trường giữ vững ổn định kinh tế, chính trị. Chính phủ Việt Nam đã tăng cường thể chế cho các hoạt động bảo vệ môi trường và nội dung ĐTM cũng đã được nhà nước quan tâm, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 73/CT-TTg ngày 25/2/1993 chỉ thị một số công tác cần làm ngay về bảo vệ môi trường, đã đặt yêu cầu thực hiện thủ tục ĐTM đối với các DA phát triển; Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường đã có Thơng tư số 1485/MTg ngày 10/9/9193 hướng dẫn tạm thời về đánh giá tác động môi trường; các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường. Tuy nhiên, cơng tác ĐTM ở Việt Nam lúc đó mới được tiến hành một cách lẻ tẻ, chưa đồng bộ, chưa đều khắp ở các ngành và các địa phương.
Mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành pháp luật về ĐTM Việt Nam là Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng ngày 27/12/1993, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 01 năm 1994 và cũng từ đây công tác ĐTM ở Việt Nam mới thực sự được triển khai một cách có hệ thống từ trung ương đến địa phương và đều khắp ở mọi ngành trong cả nước.
Triển khai thực hiện Luật Bảo vệ Mơi trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 175/CP, ngày 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Mơi trường, trong đó có một chương quy định riêng về ĐTM và Nghị định 26/CP của Chính phủ ngày 26/4/1996 qui định xử phạt vi phạm hành chính về BVMT, trong đó có những qui định cụ thể các hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm công tác ĐTM.
Đây là các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường nói chung và cơng tác ĐTM nói riêng. Tiếp đó, Bộ Khoa học, Cơng nghệ và Mơi trường đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về ĐTM cũng như để phụ trợ cho ĐTM, đó là:
- Thơng tư số 1420/MTg, ngày 26/11/1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn ĐTM đối với các cơ sở đang hoạt động;
- Thông tư số 715/MTg, ngày 3/4/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư trực tiếp đầu tư nước ngồi;
- Thơng tư số 1100/TT-MTg ngày 20/8/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định Báo cáo ĐTM đối với các DA đầu tư (thay thế cho Thông tư 715- MTg nêu trên);
- Thông tư số 490/1998/TT-BKHCNMT, ngày 29/4/1998 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo ĐTM đối với các dự án đầu tư (thay thế cho Thông tư số1100/TT-MTg nêu trên);
- Thông tư số 276-TT/MMg ngày 06 tháng 3 năm 1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn về kiểm sốt ơ nhiễm đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi có Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM;
- Quyết định số 1806/QĐ-MTg của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ngày 31/12/1994 về việc ban hành qui chế và tổ chức hoạt động của Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM và cấp giấy phép môi trường.
- Quyết định 1807/QĐ-MTg của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ngày 31/12/1994 về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thẩm định Báo cáo ĐTM.
- Các hướng dẫn kỹ thuật về ĐTM đối với các DA: Thuỷ điện; Nhiệt điện; Quy hoạch khu công nghiệp; Đường giao thông; Khai thác mỏ đá xây dựng; Nhà máy xi măng; Sản xuất rượu bia; Nhà máy dệt nhuộm; Bãi chôn lấp rác thải; Ngành cơng nghiệp hố chất; Xây dựng cơng trình cảng ; Dự án nhà máy giấy và bột giấy.
- Trên cơ sở hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật có chứa các nội dung liên quan đến bảo vệ mơi trường, các tiêu chuẩn môi trường cũng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bao gồm: TCVN 5937-1995- Chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh; TCVN 5938 : 1995 - Chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh; TCVN 5939 : 1995 - Chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vơ cơ; TCVN 5940 : 1995 - Chất lượng khơng khí - Tiêu chuẩn khí thải cơng nghiệp đối với các chất hữu cơ; TCVN 6560 : 1999 - Chất lượng khơng khí - Khí thải lị đốt chất thải rắn y tế - Giới hạn cho phép; TCVN 6866: 2001 - An toàn bức xạ - Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng; TCVN 6867 : 2001 - An tồn bức xạ - Vận chuyển an
tồn chất phóng xạ; TCVN 6869: 2001 - An toàn bức xạ - Chiếu xạ y tế - Quy định chung; TCVN 6870: 2001 - An toàn bức xạ - Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin phép an toàn bức xạ; TCVN 7369: 2004 (ISSO/TR 1046:1994. Chất lượng đất - xác định hàm lượng dầu khống - Phương pháp phổ hồng ngọai và sắc khí; TCVN 7370-1:2004 (ISSO 14869-1-2001) Chất lượng đất - hòa tan để xác định hàm lượng tổng số các nguyên tố; TCVN 7371-1:2004 (ISSO 15178-2000) Chất lượng đất - xác định lưu huỳnh tổng số bằng đốt khô; TCVN 6859-3:2004 (ISSO 11268-3-1999) Chất lượng đất - ảnh hưởng của các chất ô nhiễm lên giun đất; TCVN 7440 : 2005 - Tiêu chuẩn thải cho ngành cơng nghiệp nhiệt điện.
Nhìn chung, sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 được thông qua tới nay, được sự quan tâm và phối hợp của các Bộ, ngành, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ĐTM ngày càng được tăng cường, bổ sung và hồn thiện.
Có thể nói pháp luật mơi trường Việt Nam nói chung và các quy định pháp luật về ĐTM nói riêng giai đoạn từ năm 1993 đến thời điểm ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã có bước phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Các quy định pháp luật về mơi trường nói chung và ĐTM nói riêng giai đoạn này đã mang tính tồn diện và hệ thống hơn. Nội dung các quy định pháp luật về ĐTM đã đề cập hầu hết các yếu tố và các vấn đề của hoạt động ĐTM từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong khai thác, sử dụng và bảo vệ các yếu tố khác nhau của môi trường. Hệ thống tiêu chuẩn môi trường cũng đã được ban hành để làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về ĐTM. Hiệu lực thi hành của các quy định pháp luật về ĐTM được nâng cao do việc Nhà nước ban hành khá đầy đủ các văn bản pháp luật. Đây là những điều kiện tiền đề rất thuận lợi cho việc điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh từ lĩnh vực ĐTM. Chính vì những lý do này nên các quy định pháp luật về ĐTM đã phát huy được tác dụng của chúng trong thực tế.