- Quá trình ĐTM liên quan trực tiếp tới hệ thống tiêu chuẩn môi trường,
2.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng soạn thảo, ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và pháp luật về ĐTM nói riêng, có thể kể đến là: năng lực của cơ quan soạn thảo, ban hành văn bản
(năng lực quản lý và năng lực tham mưu). Các cơ quan này khơng chỉ thiếu trình độ quản lý để tổ chức soạn thảo, ban hành văn bản mà cịn thiếu trình độ tham mưu, chưa khẳng định được vai trị của mình trong việc tư vấn, giúp cơ quan có thẩm quyền trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội về bảo vệ mơi trường. Trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật chưa cao, chưa được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên.
ĐTM là hoạt động phức tạp, đòi hỏi người trực tiếp tham gia xây dựng các Báo cáo ĐTM và các thành viên Hội đồng thẩm định khơng chỉ có kiến thức sâu sắc về khoa học quản lý môi trường mà cần phải hiểu biết các khoa học khác như: kinh tế, công nghệ kỹ thuật. Vì vậy, các văn bản pháp luật về ĐTM chưa tốt là điều dễ hiểu.
Về nguyên nhân của hiệu lực thi hành pháp luật về ĐTM trong thực tế thấp, có thể kể đến là: Ý thức của người dân, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ mơi trường cịn kém; hệ thống cơ quan bảo vệ mơi trường cịn mỏng. Các cơ quan thực thi pháp luật chưa nghiêm; vẫn cịn tình trạng tiêu cực, bao che và đồng loã với hành vi vi phạm pháp luật môi trường của một bộ phận cán bộ và người dân.
Kết luận chương 2
Bằng quyết tâm cao của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, một hệ thống các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường các DA đầu tư và các cơ sở đang hoạt động đã ra đời và từng bước được hoàn thiện trong 15 năm qua. Mặc dù chưa được hồn thiện nhưng có thể thấy rằng các quy định này đã phát huy tác dụng tích cực trong thực tế, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong những năm đầu thế kỷ XXI. Dưới tác động của các quy định pháp luật này, hoạt động đánh giá tác động môi trường các DA đầu tư đã và đang dần dần đi vào nền nếp. Tuy nhiên cũng phải thấy
rõ là các quy định pháp luật về ĐTM vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, còn chồng chéo, mâu thuẫn và ngày càng bộc lộ những điểm bất cập của mình về phạm vi điều chỉnh, về các quan hệ xã hội cần điều chỉnh. Do các quy định pháp luật cịn mang nặng tính chất của thời kỳ bao cấp nên hoạt động ĐTM vẫn mang dấu ấn của việc nhà nước hoá, chưa tạo hành lang pháp lý cần thiết cho việc ĐTM đi theo hướng xã hội hoá, bớt sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trên cơ sở các quy định pháp luật chưa hoàn chỉnh ấy, kết quả của hoạt động ĐTM chưa đạt được như mong muốn và vẫn chưa “thoát” ra khỏi cách làm cũ, chưa phát huy được những điểm mạnh của các điều kiện thuận lợi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc nhiều chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện ĐTM, việc một số cơ quan, tổ chức tư vấn về ĐTM chưa thật sự nghiêm túc trong tư vấn, dẫn đến chất lượng Báo cáo ĐTM cịn thấp; việc quy định khơng rõ ràng trách nhiệm pháp lý của các bên khi tham gia các quan hệ pháp luật trong ĐTM cũng như khơng có chế tài cụ thể để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này; việc quy trình và thủ tục ĐTM chưa hồn chỉnh… đã hạn chế nhiều chất lượng của các Báo cáo ĐTM. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, bức tranh về thực hiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường đã ngày càng rõ nét và được đón nhận như là một nhu cầu tự nhiên trong đời sống kinh tế của đất nước. Thực tiễn đánh giá tác động môi trường thời gian qua cho thấy những quy định pháp luật về đánh giá tác động mơi trường cịn thiếu, vì vậy việc bổ sung những quy định pháp luật mới là rất cần thiết. Đó cũng là địi hỏi cần thiết và khách quan để hoàn thiện các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong những năm tới đây.
Chương 3