Những kết quả đạt được của pháp luật về đánh giá tác động môi trường trong những năm vừa qua

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 49 - 58)

mơi trường trong những năm vừa qua

Có thể nói, sau khi Luật BVMT năm 1993 và đặc biệt là Luật BVMT năm 2005 cùng nhiều văn bản dưới luật được ban hành thì cơng tác ĐTM ở

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, phát huy được vai trị và có những đóng góp quan trọng trong cơng tác bảo vệ môi trường của đất nước. Các kết quả đạt được bao gồm:

Thứ nhất: Công tác xây dựng các quy phạm pháp luật về ĐTM

Để thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ môi trường, Nhà nước ta đã chú trọng đến việc xây dựng một hệ thống pháp luật về ĐTM hoàn chỉnh và thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế biến đổi mạnh mẽ của Việt Nam trong 15 năm qua, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh thực hiện chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư phát triển để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Nhiệm vụ đặt ra cho cơng tác ĐTM là làm sao tạo được sự thơng thống tối đa cho môi trường đầu tư mà vẫn đảm bảo được u cầu của cơng tác bảo vệ mơi trường. Vì vậy, trong 15 năm qua, các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM đã liên tục được sửa đổi, bổ sung và thay thế lẫn nhau theo hướng văn bản sau khắc phục các bất cập, thiếu sót của văn bản trước.

Theo kết quả thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam đã ban hành hơn 862 văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường từ luật, pháp lệnh cho đến thơng tư, quyết định của các Bộ ngành, trong đó có khoảng 462 văn bản quy phạm pháp luật cịn hiệu lực (bao gồm 59 Luật, 16 Pháp lệnh, 11 Nghị quyết của QH, UBTVQH, CP, Nghị quyết liên tịch; 96 Nghị định; 71 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 27 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 61 Thơng tư của bộ, ngành; 43 Thông tư liên tịch; 78 Quyết định của Bộ trưởng các bộ, ngành). Trong tổng số các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành nêu trên thì có 89 văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM từ luật, pháp lệnh cho đến thông tư, quyết định của các Bộ ngành, trong đó có khoảng 56 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực (bao gồm 03 Luật, 04 Nghị định; 07 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 25 Thơng tư của bộ, ngành; 16 Quyết định của Bộ trưởng

các bộ, ngành). Ngoài ra Việt Nam đã ký kết, gia nhập khoảng 50 điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ môi trường.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã xây dựng được một hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường và ĐTM tương đối tồn diện và đầy đủ có tầm hiệu lực pháp lý cao, đủ mạnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Thứ hai, các quy định của pháp luật về ĐTM cơ bản đã đảm bảo tính cơng khai, minh bạch

Có thể nói, hoạt động ĐTM sẽ khó đạt được hiệu quả mong muốn nếu như thiếu cơ chế huy động sự tham gia rộng rãi của người dân vào hoạt động ĐTM. Một trong những biện pháp tạo tiền đề để người dân cùng tham gia hoạt động ĐTM là việc cơng khai hóa các thơng tin về hoạt động ĐTM để người dân, các cơ quan thơng tấn, báo chí có điều kiện cùng giám sát việc thực hiện ĐTM của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân hữu quan.

Để đáp ứng u cầu dân chủ hóa q trình ĐTM, Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 đã bổ sung nhiều quy định quan trọng. Hầu hết các thơng tin về ĐTM có liên quan đến quyền và lợi ích thiết thân của cộng đồng dân cư đều được luật buộc các chủ thể có liên quan cơng khai cho người dân biết để có ứng xử phù hợp. Cụ thể:

Điểm b Khoản 1 Điều 23 quy định chủ DA phải có trách nhiệm niêm yết cơng khai tại địa điểm thực hiện DA về các loại chất thải, công nghệ xử lý, thông số tiêu chuẩn về chất thải, các giải pháp bảo vệ môi trường để cộng đồng dân cư biết, kiểm tra, giám sát.

Khoản 5 Điều 49 quy định về trách nhiệm thông báo công khai quyết định xử lý đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phải được thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi có cơ sở gây ơ nhiễm môi trường và công khai cho nhân dân biết để kiểm tra, giám sát.

Điểm a Khoản 1 Điều 61 quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh nơi có lưu vực sơng trong việc cơng khai thơng tin các nguồn thải ra sông,

Điểm b Khoản 2 Điều 93 quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cơng khai kết quả điều tra về nguyên nhân, mức độ, phạm vi ô nhiễm và thiệt hại về môi trường để nhân dân được biết,

Điều 104 quy định về việc công khai các loại thông tin, dữ liệu về môi trường.

Thứ ba, về hiệu quả thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM

Việc đưa ĐTM vào thành một nghĩa vụ bắt buộc trong quy trình lập và triển khai các DA đã giúp nâng cao nhận thức của các chủ đầu tư DA khi thực hiện các hoạt động đầu tư và đảm bảo các biện pháp bảo vệ môi trường được triển khai song song với quá trình đầu tư DA.

Trong thời gian gần 15 năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở trung ương và địa phương đã thẩm định và phê duyệt một khối lượng các Báo cáo ĐTM khá lớn. Theo thống kê của Tổng cục mơi trường, Bộ TN&MT, tính đến năm 2009, đã có trên 1.321 Báo cáo ĐTM được thẩm định ở cấp Trung ương, trong đó: giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999 khoảng 30% và giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2009 khoảng 70%. Chỉ tính riêng Bộ Tài nguyên và Mơi trường, tính từ khi thành lập Bộ TN&MT (2003) đến nay thì Bộ đã thẩm định được 600 dự án, trong đó phê duyệt được 479 dự án. Cịn tính từ năm 2005 đến 2009, Bộ đã thẩm định được 509 dự án, phê duyệt được 428 dự án. Cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động

môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường từ năm 2005 - 2009

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Thẩm đị n h Phê d u y Thẩm đị n h Phê d u y Thẩm đị n h Phê d u y Thẩm đị n h Phê d u y Thẩm đị n h Phê d u y

ệt ệt ệt ệt ệt

48 48 59 59 81 81 161 161 160 79

Nguồn: Báo cáo của Bộ TN&MT từ 2005 đến 2009.

Các Báo cáo ĐTM được thẩm định và phê duyệt ở cấp Trung ương chủ yếu là của các loại hình dự án về sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, khai thức mỏ, cơ khí, xây dựng cơ khí, xây dựng cơ sở hạ tầng khu cơng nghiệp và đơ thị, dầu khí, chế biến thực phẩm, cơng trình giao thơng, năng lượng…

Ở cấp địa phương, tổng số các Báo cáo ĐTM và bản đăng ký đạt TCMT được thẩm định và phê duyệt đã lên đến con số trên 88.800 báo cáo. Trong đó, giai đoạn từ năm 1994 đến năm 1999 khoảng 25% và giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008 khoảng 75% .

Một số địa phương đã thực hiện rất tốt công tác thẩm định Báo cáo ĐTM, chẳng hạn Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai trong hơn 4 năm (2005; 2006; 2008; 2009 và 5 tháng đầu năm 2010) đã tiến hành thẩm định được 334 hồ sơ, trong đó, cấp phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường cho 239 dự án; trình các cấp có thẩm quyền Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM cho 39 dự án; thẩm định bổ sung 48 dự án; xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường ở các huyện 128 dự án và chỉ có 01 dự án khơng được phê duyệt Báo cáo ĐTM. Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái cũng thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình, đảm bảo chất lượng việc thẩm định Báo cáo ĐTM. Mặc dù là một tỉnh miền núi, kinh tế cịn nhiều khó khăn nhưng địa phương vẫn kiên quyết không phê duyệt các dự án đầu tư khi thẩm định Báo cáo ĐTM chưa đạt. Vì vậy, năm 2008 mặc dù thẩm định Báo cáo ĐTM cho 28 dự án nhưng chỉ có 24 dự án được phê duyệt; năm 2009, có 16 dự án được thẩm định nhưng cũng chỉ có 07 dự án đầu tư được phê duyệt sau khi thẩm định. Tại Đắk Lắk, đến nay các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh cũng đều thực hiện việc lập, trình thẩm định Báo báo ĐTM trước khi dự án thi công xây dựng. Chỉ riêng trong năm

2007 và 6 tháng đầu năm 2008 đã tổ chức thẩm định và có Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM 04 dự án cấp Bộ, 23 dự án cấp tỉnh; xác nhận 25 bản cam kết bảo vệ môi trường; thẩm định 11 Đề cương - Dự toán lập Báo cáo ĐTM. Năm 2009, Chi cục Môi trường Đăk Lắk đã tổ chức thẩm định 21 Báo cáo ĐTM; trình UBND tỉnh phê duyệt 10 Báo cáo ĐTM; xác nhận 66 bản đăng ký cam kết bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Thông qua việc thẩm định Báo cáo ĐTM, hầu hết các dự án đã giải trình được các phương án xử lý chất thải, cam kết đảm bảo kinh phí đầu tư cho việc xây dựng, vận hành cơng trình và thực hiện chương trình giám sát mơi trường. Đồng thời, căn cứ kết quả thẩm định, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp đã buộc một số cơ sở phải thay đổi công nghệ sản xuất, thay thế ngun liệu, nhiên liệu. Ví dụ: Cơng ty bột giặt Daso khi thẩm định Báo cáo ĐTM trong cơng nghệ sản xuất có sử dụng chất tạo bọt DBSA, chất này không phân hủy được trong môi trường tự nhiên nên Hội đồng thẩm định đã đề nghị chuyển đổi sang LAS. Chủ DA phải chuyển đổi công nghệ, làm lại luận chứng kinh tế - kỹ thuật và Báo cáo ĐTM thì mới được xem xét cấp quyết định phê chuẩn. Nhờ đó, số lượng các dự án đầu tư được cấp phép mà không xây dựng Báo cáo ĐTM đã giảm đi đáng kể. Các cơ sở đang hoạt động tuy khó khăn về tài chính cho cơng tác ĐTM nhưng số lượng các cơ sở tiến hành ĐTM ngày một tăng và đã phát huy được tác dụng của công cụ ĐTM trong kiểm sốt ơ nhiễm tại cơ sở mình.

Thứ tư, việc xây dựng và phát triển lực lượng cán bộ về ĐTM

Sau khi có Luật BVMT năm 2005, Chính phủ đã ban hành các văn bản như Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài ngun và Mơi trường qua đó đã khẳng định Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong cơng tác bảo vệ mơi trường ở Việt Nam; Nghị định số 81/2007/NĐ-CP

ngày 23/5/2007 của Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; Quyết định số 132/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường; Quyết định số 45/2003/QĐ-TTg ngày 02/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và môi trường; Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và mơi trường thuộc UBND các cấp, trong đó quy định rõ các Sở Tài ngun và mơi trường có Chi cục bảo vệ mơi trường, UBND cấp huyện có Phịng tài ngun và mơi trường, UBND cấp xã có cơng chức xây dựng - địa chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Từ cơ sở pháp lý nêu trên, hệ thống các cơ quan bảo vệ môi trường đã được thiết lập ở cả cấp trung ương và địa phương. Do đó, lực lượng cán bộ quản lý mơi trường nói chung, về ĐTM nói riêng đã được tăng thêm về số lượng và trải đều ở khắp các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp.

* Ở cấp Trung ương:

Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường ở cấp trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM của Bộ Khoa học, Công nghệ và Mơi trường (trước đây) là Phịng Thẩm định ĐTM và Công nghệ môi trường thuộc Cục Môi trường với số lượng cán bộ chỉ có 04 người khi mới thành lập năm 1994 và được phát triển đến 08 người vào cuối năm 2002 trước khi Cục Môi trường được giải thể và sáp nhập vào Bộ Tài nguyên và Môi trường. Sau khi được thành lập, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao trách nhiệm về ĐTM cho Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường với số lượng cán bộ ban đầu là 04 người vào đầu năm 2003 và đến cuối năm 2004 con số này đã lên tới 14 người trong tổng số biên chế

được giao là 15 người. Hiện nay Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường thuộc Tổng cục môi trường, Bộ Tài ngun và Mơi trường có 40 biên chế chưa kể cán bộ hợp đồng.

Ngoài ra, một số cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước cũng có tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường. Một số Tổng công ty 90, 91, Ban quản lý khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn cũng đã thành lập phòng, ban, bộ phận hoặc cử cán bộ chuyên trách quản lý môi trường: Vụ Môi trường (Bộ Giao Thơng Vận tải, 04 cán bộ); Phịng ĐTM (Cục An tồn và Mơi trường công nghiệp - Bộ Công thương, 04 cán bộ); Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và các Vụ Khoa học Công nghệ của một số Bộ khác. Trong các Ban Quản lý thì chỉ có Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất có số lượng cán bộ về mơi trường đơng nhất (10 người), cịn các Ban Quản lý khác chỉ có từ 01 đến 02 cán bộ mơi trường…

Nhờ các lực lượng chuyên trách này, công tác thẩm định Báo cáo ĐTM ở các ngành ngày càng chú trọng và chất lượng được nâng lên. Do đó, hạn chế được phần lớn vấn đề ơ nhiễm mơi trường trong q trình thực hiện các dự án.

* Ở cấp địa phương:

Cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về ĐTM ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là các Chi cục bảo vệ môi trường với số lượng cán bộ khoảng 04 đến 20 người chịu trách nhiệm chung về mơi trường, trong đó có nhiệm vụ về ĐTM. Riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đội ngũ cán bộ mơi trường này cịn đơng hơn. Lực lượng cán bộ làm cơng tác ĐTM ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có những bước trưởng thành đáng kể về chuyên môn và nghiệp vụ làm cơng tác ĐTM.

Ở cấp huyện có Phịng Tài ngun và Mơi trường với số lượng dưới 10 người. Phịng này có chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc xử lý các hồ sơ đăng ký bản cam kết BVMT.

Có thể thấy, lực lượng cán bộ làm công tác ĐTM ở cấp trung ương và địa phương tuy còn nhiều điểm hạn chế, nhưng so với 15 năm trước đây đã có những bước trưởng thành đáng kể về chuyên môn và nghiệp vụ của công tác ĐTM, một mặt, do được tham gia những khoá đào tạo, tập huấn ở các mức độ khác nhau, nhất là ở những nơi có dự án trợ giúp của quốc tế, mặt khác, do tự trưởng thành trong thực tế công tác theo phương châm “học thông qua hành”.

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w