Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 74 - 76)

- Quá trình ĐTM liên quan trực tiếp tới hệ thống tiêu chuẩn môi trường,

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường

VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KHÁCH QUAN HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về đánh giá tácđộng môi trường động môi trường

Trên cơ sở lý luận về thực tiễn hồn thiện pháp luật về ĐTM là địi hỏi khách quan ở Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật về ĐTM cần quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất, thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối chủ trương

của Đảng về công tác bảo vệ môi trường.

Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường cơng tác bảo vệ mơi trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước đã coi: “Cơng tác BVMT là sự nghiệp của tồn Đảng, toàn dân và toàn quân; là nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành; là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững” [32].

Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ: “Hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường theo nguyên tắc quản lý chặt chẽ, phát triển bên vững, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” [30].

Do đó, vấn đề đặt ra là cần phải thể chế hoá kịp thời các chủ trương đường lối của Đảng về ĐTM thành các quy định của pháp luật cụ thể quy định về hoạt động ĐTM.

hệ thống pháp luật, đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về ĐTM với các lĩnh vực pháp luật có liên quan, đảm bảo khắc phục sự chồng chéo, mâu thuẫn, thậm chí làm vơ hiệu lẫn nhau của các quy định pháp luật.

Thứ ba, nội dung các quy định của pháp luật về ĐTM phải phù hợp với

điều kiện cụ thể của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Các quy định của pháp luật về ĐTM phải là sự gắn kết tối đa lợi ích của nhà nước, các tổ chức cá nhân trong việc thực thi pháp luật về ĐTM trên cơ sở xử lý hài hồ và thoả đáng lợi ích về mặt mơi trường của nhà nước với lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân.

Thứ tư, tổng kết một cách toàn diện, sâu sắc thực tiễn hoạt động ĐTM

từng giai đoạn, giải quyết bất cập về pháp luật, thực tiễn ĐTM; kế thừa, phát triển và pháp điển hoá các quy định tiến bộ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, trình độ văn hố pháp lý của nhân dân cũng như đạo đức, tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bản sắc văn hoá Việt Nam. Đồng thời trong bối cảnh tồn cầu hố, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ĐTM chúng ta cần tham khảo những kinh nghiệm của các quốc gia có nền lập pháp phát triển và đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực này, nhất là các quốc gia mà hệ thống pháp luật của họ đang thực tế chi phối mạnh mẽ pháp luật của nhiều nước trên thế giới, đồng thời cũng phải xem xét kinh nghiệm của các quốc gia có hồn cảnh tương đồng với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi, tham khảo các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Có như vậy, pháp luật về ĐTM của chúng ta sẽ hoàn thiện hơn trong bối cảnh quốc gia và cả trong mối tương quan với pháp luật quốc tế.

Thứ năm, phát huy dân chủ, tăng cường sự tham gia của nhân dân và

các tổ chức xã hội vào hoạt động xây dựng pháp luật nhằm làm cho pháp luật về ĐTM thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý chí và nguyện vọng của nhân dân; tăng cường pháp chế trong q trình xây dựng, hồn thiện và tổ chức thi hành các

quy định pháp luật về ĐTM.

Vì hoạt động ĐTM khơng chỉ là công tác chuyên môn nghiệp vụ đơn thuần của các cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường mà cịn mang ý nghĩa chính trị - xã hội rộng lớn nên để đảm bảo cho việc thực hiện tốt cơng tác ĐTM, địi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị có liên quan và của mỗi cơng dân đối với hoạt động ĐTM nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả cộng đồng đối với hoạt động ĐTM.

Thứ sáu, đảm bảo tính khả thi là yêu cầu của pháp luật nói chung và

pháp luật về ĐTM nói riêng. Nếu khơng đảm bảo tính khả thi thì những quy định của pháp luật đơn thuần chỉ là những quy định mang tính hình thức và không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật, không đảm bảo được chức năng và nhiệm vụ của pháp luật mà Nhà nước đã đề ra. Nhà nước ban hành pháp luật để sử dụng là công cụ quản lý trật tự xã hội, quản lý kinh tế và các giao dịch diễn ra trong xã hội. Pháp luật là công cụ hữu hiệu của Nhà nước khi nó phải mang tính thực thi. Vì vậy, đảm bảo tính khả thi các quy định của pháp luật là một yêu cầu quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ĐTM cũng khơng nằm ngồi u cầu chung đó. Khi xây dựng và hồn thiện pháp luật về ĐTM cũng cần phải tính đến khả năng thực hiện các quy định của pháp luật ĐTM trên thực tế.

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w