- Quá trình ĐTM liên quan trực tiếp tới hệ thống tiêu chuẩn môi trường,
3.2.8. Cần ban hành Luật về Đánh giá tác động môi trường
Để tạo cơ sở pháp lý hiệu quả cho hoạt động đánh giá tác động môi trường, chúng tôi cho rằng cần sớm ban hành Luật về đánh giá tác động môi trường. Việc ban hành Luật về đánh giá tác động mơi trường sẽ đảm bảo tính pháp điển hóa cao của các quy định pháp luật về đánh giá tác động mơi trường; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định pháp luật về đánh giá tác động mơi trường với các văn bản pháp luật có liên quan. Qua nghiên cứu, chúng tôi tạm thời đưa ra mơ hình lý luận của Luật về đánh giá tác động môi trường như sau:
Chương I. Những quy định chung
Chương II.Đánh giá tác động môi trường chiến lược Chương III.Đánh giá tác động môi trường
Chương IV.Cam kết bảo vệ môi trường
Chương VI. Quy hoạch môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường Chương VI. Điều khoản thi hành
Tóm lại, ĐTM là khâu đầu tiên của quản lý nhà nước về môi trường. Thực hiện tốt hoạt động ĐTM góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về mơi trường, qua đó, hạn chế ơ nhiễm, bảo vệ mơi trường trong q trình thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước. Ở Việt Nam trong những năm qua, hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTM còn thấp do hệ thống luật pháp về ĐTM chưa đầy đủ, chặt chẽ; cơng tác tổ chức thực hiện cịn nhiều bất cập. Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động ĐTM cần phải thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trên.
Từ thực tiễn tổ chức và hoạt động ĐTM các DA đầu tư trong những năm qua, có thể thấy rõ cần sớm hồn thiện các quy định pháp luật về ĐTM. Việc hoàn thiện pháp luật về ĐTM cần tiến hành theo hướng quy định đầy đủ và chặt chẽ thủ tục, quy trình ĐTM, nhất là giai đoạn mang tính “hậu kiểm” đối với các DA đầu tư. Đồng thời cũng cần quy định rõ ràng và cụ thể địa vị pháp lý của chủ đầu tư, của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, của các cơ quan tổ chức tư vấn về ĐTM. Từ đó xác định rõ trách nhiệm pháp lý của mỗi chủ thể tham gia vào ĐTM. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về ĐTM cho các chủ đầu tư, các nhà doanh nghiệp và công chúng để cộng đồng nhận thức rằng bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của xã hội và của mỗi thành viên trong xã hội. Về việc hồn thiện pháp luật, có thể thấy nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, vì vậy việc bảo vệ mơi trường nhằm làm cho đất nước phát triển bền vững ngày càng đặt ra cấp thiết. Việc hoàn thiện pháp luật về ĐTM theo các quan điểm và phương hướng mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đề ra khơng những chỉ có tác dụng khẳng định sự cần thiết của ĐTM trên phương diện pháp luật mà còn thể hiện rõ tác dụng của nó trong thực tiễn. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, việc hồn thiện pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung, về ĐTM nói riêng khơng thể diễn ra nhanh chóng theo ý chủ quan mà phải căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và mặt bằng phát triển của một đất nước với nền kinh tế có điểm xuất phát rất thấp so với các nước phát triển. Tuy nhiên, cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển có điều kiện kinh tế tương tự như Việt Nam để các quy định được bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới có thể áp dụng được trong thực tế Việt Nam mà không bị lạc hậu hoặc ở mức quá cao. Việc hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về ĐTM vì vậy cần có những bước đi thích hợp trong thời gian tới, phù hợp với tinh thần và nội dung Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm
2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về ĐTM các DA đầu tư ở Việt Nam có thể đưa ra một số vấn đề sau đây:
1. ĐTM là một địi hỏi khách quan của q trình phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững. Hoạt động ĐTM với vai trò là một cơng cụ quản lý mơi trường có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trường lành mạnh, bảo đảm quyền của con người được sống trong mơi trường bền vững, trong sạch, an tồn. Chính vì vậy, đánh giá tác động mơi trường ngày càng được xem như là một vấn đề, một yếu tố có tính bắt buộc trong quá trình phát triển của đất nước.
2. ĐTM các DA đầu tư phải quan tâm tính bền vững của DA. Tính bền vững thể hiện trên 3 khía cạnh: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về tài nguyên, môi trường. ĐTM phải được thực hiện liên tục từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thiết kế xây dựng, triển khai thực hiện. ĐTM phải phản ánh tồn bộ vịng đời sản phẩm, từ đó có các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong mỗi giai đoạn hoạt động.
3. ĐTM của các DA cần tập trung phân tích tính tổng hợp và thống nhất của DA thông qua việc xem xét DA trong mối quan hệ với quy hoạch tổng thể của ngành đó, quy hoạch tổng thể các ngành khác (nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông, du lịch...) trên địa bàn một địa phương, cũng như trong toàn vùng.
4. ĐTM của một DA phải xem xét tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội với hoạt động của DA và ngược lại, tác động của các hoạt động của DA với môi trường tự nhiện và kinh tế - xã hội.
5. Thấy rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa của ĐTM, ngay từ những năm 1990, khi chưa có Luật Bảo vệ mơi trường, Nhà nước đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật cần thiết nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh
trong lĩnh vực ĐTM. Như vậy, ĐTM đã sớm có chỗ đứng trong nhận thức và trong hành động của các nhà quản lý, của những nhà hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một dấu hiệu lành mạnh về nhận thức đối với mơi trường trong q trình phát triển, nó triệt tiêu quan niệm cho rằng phát triển kinh tế có thể đạt được bằng mọi giá, bỏ qua sự tàn phá thiên nhiên và sự kiệt quệ của mơi trường. Điều đó hồn tồn phù hợp với ý thức của nhân loại về bảo vệ môi trường trong thời đại ngày nay.
Hoạt động ĐTM trong những năm qua, đặc biệt là sau khi ban hành Luật Bảo vệ môi trường đã đi vào nề nếp và đã đạt được nhiều kết quả khả quan do nhu cầu thực tế về ĐTM ngày càng tăng, nhận thức về ĐTM ngày càng cao, cơ sở pháp lý về ĐTM, tổ chức thẩm định ĐTM và điều kiện kỹ thuật phục vụ cho ĐTM ngày càng hồn thiện. Tuy nhiên, cịn những khoảng trống nhất định mà các quy định về ĐTM chưa vươn tới để điều chỉnh. Đó là việc giải quyết tranh chấp về ĐTM chưa có cơ chế cụ thể, trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật chưa rõ ràng, điều đó dẫn đến chất lượng Báo cáo ĐTM cịn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu mà Luật BVMT đề ra.
6. Trong quá trình thực hiện ĐTM tại Việt Nam vẫn cịn một số khó khăn do nhận thức về vai trò của ĐTM chưa đầy đủ và chưa thật đồng bộ ở một số người, cơ sở pháp lý chưa thực sự hồn chỉnh, q trình cưỡng chế thực hiện ĐTM còn hạn chế, nhiều người cịn bàng quan với cơng việc này. Những vấn đề cốt lõi như quy trình và thủ tục ĐTM chưa hoàn chỉnh; cơ chế hậu kiểm trong triển khai DA đã được thơng qua báo cáo ĐTM chưa hình thành… Điều đó đã hạn chế rất nhiều kết quả và tác dụng của ĐTM trong tình hình hiện nay.
7. Để phát huy hơn nữa vai trị của cơng tác ĐTM các DA đầu tư, cần quy định vấn đề ĐTM theo hướng xã hội hoá một số hoạt động cụ thể trong ĐTM, hạn chế việc hành chính hố để việc ĐTM tìm thấy cơ chế đích thực của mình trong BVMT ở điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
8. Cần từng bước tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về ĐTM đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam, phù hợp với các yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quan điểm chỉ đạo trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 với nhiệm vụ “hoàn thiện pháp luật về tài nguyên và môi trường theo nguyên tắc chặt chẽ, phát triển bền vững, bảo đảm kết hợp hài hoà giữa việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên” [62]. Như vậy, tiến tới cần xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, đó là Luật về ĐTM nhằm điều chỉnh tồn diện các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này. Luật về ĐTM cần quy định rõ phạm vi ĐTM, trong đó có các DA đầu tư; các chủ thể và địa vị pháp lý, trách nhiệm pháp lý của họ trong ĐTM; việc giải quyết tranh chấp trong ĐTM và cơ chế thực hiện ĐTM theo hướng xã hội hóa một số hoạt động trong lĩnh vực này.
9. Để việc thực hiện pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung, các quy định của pháp luật về ĐTM nói riêng, cần phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực này. Việc tuyên truyền cần sử dụng các hình thức và phương pháp phù hợp với từng địa bàn, từng đối tượng để đạt được hiệu quả thiết thực, làm cho người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong bảo vệ mơi trường, từ đó tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư thực hiện DA. Việc tuyên truyền pháp luật mạnh mẽ cũng là nhằm làm cho các chủ đầu tư nhận thức rõ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ của mình trong khi tiến hành DA; để khơng xảy ra trình trạng đầu tư để sản xuất, kinh doanh bất chấp cả nhiệm vụ bảo vệ môi trường./.