LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
Để có cơ sở đánh giá, xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về ĐTM cần phải dựa vào những tiêu chí xác định về mặt lý thuyết để từ đó đối chiếu với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của từng giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan nhằm rút ra những kết luận, làm rõ những ưu điểm cũng như những nhược điểm của pháp luật về ĐTM. Có thể phân chia các tiêu chí nêu trên thành 3 loại cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tiêu chí về mặt nội dung
Pháp luật về ĐTM được coi là hoàn thiện phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về mặt nội dung cơ bản sau đây:
- Có nội dung phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về cơng tác bảo vệ môi trường.
- Phù hợp với các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội tồn tại một cách khách quan trong thời kỳ đó [42], tính phù hợp của pháp luật về ĐTM thể hiện sự tương quan giữa trình độ của pháp luật về ĐTM với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội ở mỗi thời kỳ phát triển cũng như hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về ĐTM phải phản ánh đúng trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội của đất nước.
- Phù hợp với những nguyên tắc, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, thể hiện ở những tiêu chí như tính cơng khai, minh bạch, dân chủ và xã hội hố. Cụ thể là:
+ Tính cơng khai: tính cơng khai bắt nguồn từ tính quyền lực của pháp luật, là địi hỏi của hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về ĐTM nói riêng, bởi vì pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mà tất cả mọi người đều phải biết và tn theo. Tính cơng khai của pháp luật về ĐTM thể hiện ở chỗ tất cả các
văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM phải được ban hành đúng thẩm quyền, theo trình tự luật định và công bố theo quy định của pháp luật. Để đảm bảo tính cơng khai rộng rãi, các văn bản pháp luật về ĐTM phải được ban hành đúng trình tự, đúng thủ tục và với hình thức pháp lý cao, hạn chế tối đa các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Tính minh bạch: minh bạch cũng là yêu cầu quan trọng của pháp luật về ĐTM, trong điều kiện hội nhập quốc tế, "minh bạch" trở thành yêu cầu, nguyên tắc của pháp luật quốc gia trong mối quan hệ với pháp luật quốc tế mà quốc gia đó tham gia ký kết hoặc gia nhập. Tính minh bạch địi hỏi các quy phạm pháp luật về ĐTM phải đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, ổn định, có thể dự đốn trước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận và thực hiện để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
+ Tính dân chủ: Tính dân chủ của pháp luật về ĐTM thể hiện ở chỗ
quá trình xây dựng pháp luật về ĐTM phải huy động sự tham gia rộng rãi, tích cực của nhân dân và các tổ chức xã hội dưới các hình thức khác nhau. Các quy phạm pháp luật về ĐTM phải thể hiện đầy đủ, đúng đắn ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đồng thời phải có cơ chế để nhân dân giám sát hoạt động ĐTM một cách có hiệu quả.
+ Tính xã hội: Tính xã hội của pháp luật về ĐTM thể hiện khuynh
hướng phát triển của nó đến mức độ trở thành nhu cầu, ý chí chung của xã hội. Mặt khác, tính xã hội của pháp luật về ĐTM cần bao hàm khả năng khuyến khích nhân dân tham gia vào hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM, nâng cao tính tích cực của nhân dân, góp phần tăng cường dân chủ trong hoạt động ĐTM.
- Ngồi ra, pháp luật về ĐTM cịn phải phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên [59], tương thích với pháp luật về ĐTM của các nước trên thế giới. Tiêu chí này địi hỏi pháp luật về ĐTM phải có sự kế thừa, có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong việc điều chỉnh bằng pháp luật
các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động ĐTM, đảm bảo cho hệ thống pháp luật về ĐTM không mâu thuẫn, chồng chéo với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập.
Thứ hai, tiêu chí về mặt hình thức
- Tính tồn diện: Tính tồn diện là tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức độ
hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về ĐTM. Cũng như đối với hệ thống pháp luật, tính tồn diện là tiêu chuẩn để “định lượng” pháp luật về ĐTM, có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục nghiên cứu để “định tính” chúng. Tính tồn diện của pháp luật về ĐTM địi hỏi pháp luật về ĐTM phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật phù hợp với đặc trưng của hoạt động bảo vệ môi trường và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng, đồng thời trong từng chế định pháp luật đó phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết.
- Tính đồng bộ: Tính đồng bộ của pháp luật về ĐTM thể hiện sự thống
nhất của nó, địi hỏi giữa các bộ phận của pháp luật về ĐTM không được trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau.
- Hình thức văn bản: Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp
luật tiến bộ nhất, trong đó được phân ra theo thứ bậc cao thấp khác nhau là Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Pháp luật về ĐTM được coi là hồn thiện phải được ban hành dưới hình thức là đạo luật (Luật về ĐTM). Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTM phải được ban hành đúng thẩm quyền có hình thức kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý.
- Kỹ thuật lập pháp: Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được xây
dựng ở trình độ kỹ thuật lập pháp cao, yêu cầu này cũng đúng đối với pháp luật về ĐTM. Điều này địi hỏi q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật về ĐTM phải được tiến hành theo những nguyên tắc tối ưu, xác định chính xác
cơ cấu nội tại của pháp luật về ĐTM, được biểu đạt bằng ngơn ngữ pháp lý rõ ràng, cơ đọng, lơgíc, chính xác và một nghĩa.
Thứ ba, tiêu chí về tổ chức thực hiện
- Pháp luật về ĐTM được coi là hồn thiện khơng chỉ được thể hiện ở
chỗ được ban hành dưới hình thức một đạo luật, mà quan trọng hơn là đạo luật đó phải đi vào cuộc sống, phải làm cho nhân dân nắm được một cách đầy đủ và hiểu được nội dung của các văn bản pháp luật về ĐTM được ban hành qua các giai đoạn. Muốn vậy, phải “coi trọng cơng tác giáo dục, tun truyền, giải thích pháp luật” và “cần phải sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật... cho nhân dân” [34].
- Pháp luật về ĐTM được coi là hồn thiện cịn phải được thể hiện
thông qua hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật, trong đó đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý nhà nước về cơng tác ĐTM đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Do vậy phải nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức môi trường, trước hết là cán bộ, công chức làm công tác ĐTM. Họ phải là những người nắm vững và áp dụng thành thạo pháp luật trong hoạt động ĐTM và pháp luật có liên quan. Muốn vậy, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác ĐTM, kết hợp đào tạo nghề với đẩy mạnh tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, cơng chức làm cơng tác ĐTM, trong đó xác định rõ cả về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức, lối sống.
- Pháp luật về ĐTM được coi là hồn thiện cịn được thể hiện thơng
qua hiệu quả việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về ĐTM. Phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan làm công tác kiểm tra, kiểm sát, giám sát việc thực hiện pháp luật về ĐTM. Nâng cao năng lực và phẩm chất cho những người làm công tác này, mở rộng dân chủ, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, phát hiện kịp thời những khiếm khuyết, yếu kém, xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật, trước hết là pháp luật về ĐTM.
Kết luận chương 1
ĐTM là một hoạt động cần thiết, nhất là đối với các dự án đầu tư nhằm bảo đảm cho mơi trường bình thường, phát triển bền vững trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Quá trình phát triển của pháp luật về ĐTM trên thế giới đã qua các giai đoạn chủ yếu từ phát triển ban đầu khi đưa vào áp dụng các nguyên tắc cơ bản về thể chế và kỹ thuật cho ĐTM (vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX) đến ngày nay khi đã định được mơ hình có tính bền vững trong đánh giá tác động môi trường. Ở Việt Nam, trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, đánh giá tác động môi trường các dự án đầu tư đã có chỗ đứng trong nhận thức và trong thực tiễn bảo vệ môi trường. Chúng ta đã nhận thức được rất rõ là ĐTM phải được đặt trong một thể thống nhất của yêu cầu phát triển và không được đối lập với sự phát triển. Từ đó sẽ tạo ra mối quan hệ thực sự của Nhà nước, của các tổ chức, cá nhân với việc bảo vệ mơi trường. Vì vậy pháp luật về ĐTM phải thực sự là công cụ giúp cho việc lựa chọn quyết định của các nhà quản lý. Muốn thế, nó phải thể hiện là một hoạt động mang tính chất liên ngành cao, địi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân, các chuyên gia và của cộng đồng. Toàn bộ nội dung ĐTM các dự án đầu tư phải khách quan, khoa học, bảo đảm tính hiện thực và tính khả thi của các giải pháp đưa ra. Tất cả những vấn đề đó khơng thể thực hiện trọn vẹn nếu thiếu một hành lang pháp lý quy định cho tổ chức và hoạt động ĐTM. Thấy rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc ban hành thể chế, Nhà nước đã sớm ban hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực này nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ĐTM. Với một cơ chế điều chỉnh pháp luật cụ thể được thực hiện hơn 15 năm qua, có thể thấy rõ xu hướng vận động và phát triển của các quy định pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn về ĐTM. Bằng một cơ sở pháp lý ban đầu tương đối chặt chẽ, hoạt động ĐTM từ sau khi Luật BVMT được ban
hành đã có những bước tiến đáng kể. Những yêu cầu của việc bảo vệ môi trư- ờng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới cho việc ĐTM, khi mà pháp luật hiện hành về ĐTM chưa thật sự có khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong q trình ĐTM các dự án đầu tư. Đó là những mối quan hệ đa dạng, phong phú và phức tạp giữa các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực ĐTM địi hỏi phải có một cơ chế pháp lý hữu hiệu hơn nữa để điều chỉnh thì mới đáp ứng được yêu cầu đang đặt ra. Do vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận pháp luật về ĐTM các dự án đầu tư cũng như việc nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về ĐTM để so sánh với thực tiễn và yêu cầu mà cuộc sống đặt ra tạo lập một quy trình pháp lý chặt chẽ trong ĐTM các dự án đó sẽ là một nhiệm vụ rất quan trọng để từ đó hồn thiện các thể chế về bảo vệ môi trường và ĐTM trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Chương 2