Pháp luật về đánh giá tác động môi trường giai đoạn sau Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 44 - 49)

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đến nay

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật BVMT đã được Quốc hội thơng qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Luật BVMT năm 2005 là sự kế thừa Luật BVMT năm 1993, đồng thời là sự thể chế hóa những tư tưởng mới, những nhận thức mới về mơi trường và ĐTM với việc dành hẳn một chương (chương III) cho ĐTM.

Tại chương III, chế định về ĐTM đã được thiết kế lại và phân thành ba loại: (1) các dự án quy hoạch chiến lược kinh tế - xã hội; (2) các dự án khác; (3) các chủ hộ kinh doanh cá thể. Trên cơ sở phân loại đó, Luật Bảo vệ Mơi trường quy định rõ đối tượng phải lập Báo cáo ĐTM. Tại Điều 14, Luật BVMT quy định cơ quan được giao lập dự án quy hoạch chiến lược kinh tế - xã hội phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược (ĐTC); Điều 18 quy định các chủ dự án khác (căn cứ vào quy mô) phải lập Báo cáo ĐTM; Điều 24 quy định các chủ hộ kinh doanh cá thể phải lập Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT). Đồng thời, luật BVMT cũng quy định rõ Báo cáo ĐTC là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án; ĐTM, CKBVMT phải được lập đồng thời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Trong trường hợp, các dự án thay đổi về quy mô, nội dung, thời gian thực hiện dự án thì chủ dự án phải trình với cơ quan phê duyệt; trường hợp cần thiết phải lập ĐTM bổ sung.

Về nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong chương III, Điều 16 quy định nội dung ĐTC, gồm: Quy mô, đặc điểm của dự án; các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, mơi trường có liên quan đến dự án cũng như dự báo tác động xấu mơi trường có thể xảy ra và các giải pháp để khắc phục… Điều 20 quy định nội dung cơ bản của ĐTM, như mô tả chi tiết các hạng mục

cơng trình của dự án kèm theo quy mô về không gian, thời gian và khối lượng thi công; công nghệ vận hành. Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng lân cận cũng như đánh giá chi tiết các tác động mơi trường có thể xảy ra khi thực hiện dự án. Đề xuất các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác động xấu đến mơi trường, phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường. Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ mơi trường trong q trình xây dựng và vận hành cơng trình…Cịn tại Điều 25 quy định nội dung bản CKBVMT như: Địa điểm thực hiện; loại hình, quy mơ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và nguyên nhiên liệu sử dụng; các loại chất thải phát sinh; cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Về thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo quy định tại Điều 17, Điều 21, Điều 22 Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 thì Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ĐTC; thẩm định và phê duyệt Báo cáo ĐTM các dự án hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định ĐTM các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định, phê duyệt; dự án liên ngành, liên tỉnh. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thẩm định và phê duyệt ĐTC các dự án do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ phê duyệt; thẩm định và phê duyệt ĐTM hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định ĐTM đối với các dự án do Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quyết định, phê duyệt. UBND cấp tỉnh thẩm định và phê duyệt ĐTC các dự án do UBND tỉnh và Hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt; thẩm định và phê duyệt ĐTM hoặc tuyển chọn tổ chức dịch vụ thẩm định ĐTM đối với các dự án trên địa bàn do UBND tỉnh hoặc Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, phê duyệt.

Thành phần của Hội đồng thẩm định, đối với cấp trung ương (Bộ TN&MT) và các Bộ, ngành gồm có đại điện của cơ quan phê duyệt dự án; cơ

quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của cơ quan phê duyệt dự án; cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án; các chun gia có kinh nghiệm, trình độ chun mơn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do Bộ TN&MT hoặc cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quyết định. Đối với hội đồng thẩm định cấp tỉnh gồm đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ quan chuyên mơn cấp tỉnh có liên quan; các chun gia có kinh nghiệm, trình độ chun mơn phù hợp với nội dung, tính chất của dự án; đại diện của tổ chức, cá nhân khác do cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định quyết định…

Cùng với sự ra đời của Luật BVMT năm 2005, một hệ thống các văn bản pháp luật mới về ĐTM cũng ra đời, bao gồm:

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Quyết định 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.

- Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường 2005, Luật Tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật 2006, căn cứ vào hệ số khu vực, vùng, ngành và phù hợp

với sức chịu tải của môi trường, các cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền của mình đã ban hành tương đối đầy đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường như: QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; QCVN 10:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ; QCVN 11:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản; QCVN 12:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy; QCVN 13:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may; QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; QCVN 15:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất; QCVN 01:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên; QCVN 02:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lị đốt chất thải rắn y tế; QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất v.v... .

Có thể nói các quy định pháp luật về mơi trường nói chung và ĐTM nói riêng giai đoạn sau Luật Bảo vệ mơi trường năm 2005 đã có những thay đổi rất mạnh mẽ. Cụ thể trong lĩnh vực đánh giá môi trường:

- Lần đầu tiên công cụ đánh giá môi trường chiến lược được đưa vào luật giúp cho chúng ta lồng ghép những vấn đề môi trường vào những văn bản mang tầm vĩ mô nhất là các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

Việc đưa ra các cấp độ khác nhau của công tác ĐTM là một bước tiến quan trọng đối với khung pháp lý về ĐTM ở Việt Nam. Theo đó, tuỳ từng loại DA mà trách nhiệm lập ĐTM cũng như yêu cầu đối với nội dung, quy trình thẩm định báo cáo ĐTM được xác định một cách cụ thể, phù hợp với tính chất và mức độ tác động đến mơi trường của loại DA đó. Các quy định này cũng làm rõ hơn

yêu cầu về lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các DA quy hoạch, chiến lược phát triển. Sự phân hoá này giúp nâng cao hiệu quả của ĐTM với tư cách là một công cụ kiểm sốt các tác động mơi trường và bảo vệ môi trường.

- Các quy định về ĐTM giai đoạn này cũng cho thấy chính sách mở rộng xã hội hoá, huy động sự tham gia của các tổ chức có chun mơn vào cơng tác lập cũng như thẩm định báo cáo ĐTM. Ngoài các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về cơng tác thẩm định cịn có thêm các tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo ĐTM. Đây là các cơ quan độc lập đủ năng lực theo yêu cầu của Quyết định số 19/2007/QĐ-BTNMT ngày 26/11/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về điều kiện và hoạt động của dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường. Việc kiểm sốt sự tham gia của các tổ chức, cá nhân chuyên môn này được đảm bảo trên cơ sở xác định các điều kiện về chuyên môn, về năng lực, về đội ngũ và trên cơ sở xác định trách nhiệm cụ thể chính là một chính sách hợp lý và cần thiết để đáp ứng nhu cầu thực tế đối với các hoạt động chun mơn về mơi trường trong q trình lập và thẩm định báo cáo ĐTM hiện nay. Chính sách xã hội hố này cũng phù hợp với sự trưởng thành về năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động chuyên môn về môi trường trong nước sau hơn 15 năm triển khai áp dụng các quy định về lập báo cáo ĐTM.

- Các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường giai đoạn này đã thể hiện việc phân cấp cho các địa phương cũng rất mạnh mẽ. Ngoài các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dự án liên tỉnh do Bộ TN&MT thẩm định, các dự án còn lại hầu hết đã do các địa phương chịu trách nhiệm thẩm định; đặc biệt là lần đầu tiên cấp huyện đã được giao trách nhiệm xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường (về thực chất, bản cam kết BVMT là một hình thức đơn giản của báo cáo ĐTM), phù hợp với chủ trương cải cách hành chính hiện nay ở nước ta, vừa tạo điều kiện cho các Sở Tài nguyên và Mơi trường có thêm sức ép và điều kiện để trưởng thành nhanh chóng hơn, vừa giảm tải thẩm định cho Bộ Tài ngun và Mơi trường để có thể đẩy mạnh hơn nữa việc quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô đối với cơng tác ĐTM.

Bên cạnh việc tích cực, chủ động hồn thiện pháp luật liên quan đến bảo vệ mơi trường, Việt Nam đã ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế về kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường như: Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn; Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu; Cơng ước Marpol 73/78 về ngăn chặn ô nhiễm biển do tàu gây ra; Cơng ước về kiểm sốt, vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và tiêu hủy chúng (Công ước BASEL); Công ước về buôn bán quốc tế các lồi động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng (Công ước CITES): Cơng ước về các vùng ngập nước có tầm quan trọng quốc tế đặc biệt như nơi cư trú của lồi chim nước (Cơng ước RAMSAR)... Việc tham gia các cơng ước này thể hiện chính sách mở cửa của Việt Nam trong hợp tác quốc tế nhằm giải quyết những vấn đề ơ nhiễm tồn cầu. Các công ước mà Việt Nam tham gia ký kết đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế quan trọng cho sự hợp tác trên những lĩnh vực khác nhau giữa Việt Nam với các nước khác trên thế giới nhằm giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường của Việt Nam cũng như tồn cầu. Trong điều kiện tích lũy nội bộ nền kinh tế cịn thấp thì việc tham gia các cơng ước quốc tế về kiểm sốt ơ nhiễm sẽ giúp cho Việt Nam có thêm nguồn lực cho cơng tác phịng chống ơ nhiễm mơi trường và cải thiện mơi trường. Bên cạnh đó việc tham gia các cơng ước quốc tế về kiểm sốt ơ nhiễm và q trình triển khai thực thi các nghĩa vụ trong cơng ước có tác dụng thúc đẩy hoạt động xây dựng pháp luật môi trường, xây dựng hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về mơi trường... và từ đó cải thiện hoạt động bảo vệ mơi trường quốc gia.

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w