Các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ mạnh nên chưa đủ sức răn đe buộc

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 60 - 61)

Do mức độ và hình thức xử phạt vi phạm các hành vi liên quan đến ĐTM còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe với thực tiễn hiện nay nên cịn rất nhiều cơ sở đang hoạt động khơng tuân thủ thực hiện Thông tư 1420/MTg ngày 26/11/1994 của Bộ KHGCNMT hướng dẫn ĐTM đối với các cơ sở đang hoạt động. Họ chấp nhận phạt thay bằng việc đầu tư giải quyết giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bởi như vậy sẽ đỡ chi phí hơn. Chẳng hạn, theo Điều 9 Chương II Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường, mức phạt cao nhất chỉ là 30- 40 triệu đồng đối với hành vi không lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Hành vi không lập báo cáo ĐTM mà tiến hành xây dựng hoặc đưa cơng trình vào hoạt động phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu; hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM bị phạt từ 11- 15 triệu đồng; hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và các yêu cầu khác trong quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM bị phạt từ 8 đến 10 triệu đồng. Mức xử phạt này rõ ràng là quá thấp. Đối với các dự án đầu tư hàng tỷ đồng thì các nhà đầu tư dễ dàng chọn lựa và chấp nhận bị phạt để tránh hoặc trì hỗn nghĩa vụ lập báo cáo ĐTM, bởi như vậy vẫn rẻ hơn là chấp hành đúng các yêu cầu trong Báo cáo ĐTM mà chủ đầu tư đã cam kết.

Một phần của tài liệu Ths-Luật học-Hoàn thiện pháp luật về đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w