Sau khi nước ta giành được độc lập, bắt đầu từ những năm 1950 đến 1970, khi các nước xã hội chủ nghĩa chắnh thức đặt quan hệ ngoại giao với nước ta, thì việc hợp tác quốc tế về tư pháp với nước ngồi bắt đầu hình thành và phát triển. Lúc đầu, hoạt động hợp tác này chủ yếu được thực hiện với các nước xã hội chủ nghĩa, còn đối với các nước khác thì được thực hiện rất hạn chế. Từ cuối những năm 1970 khi đất nước thống nhất, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước ngày càng phát triển, vì số lượng cơng dân Việt Nam đi đến các nước xã hội chủ nghĩa nghiên cứu, lao động và học tập, cũng như số cán bộ, chuyên gia nước ngồi vào Việt Nam học tập và cơng tác ngày càng tăng. Đó là điều kiện khách quan cho việc hình thành quan hệ hợp tác quốc tế về tư pháp giữa nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn này, giữa nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa chưa ký kết các hiệp định song phương về tương trợ tư pháp và do đó, chưa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh các vấn đề phát sinh. Để thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về tư pháp, các các cơ quan tư pháp nước ta thường chủ động giải quyết trên cơ sở pháp luật Việt Nam và khi cần thiết phải hợp tác với nước ngồi thì thường là thơng qua con đường ngoại giao để yêu cầu cơ quan nước ngoài thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp.
Việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp có ý nghĩa chắnh trị - pháp lý rất quan trọng, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hợp tác về tư pháp giữa việt Nam với các nước. Tư tưởng chỉ đạo của các hiệp định tương trợ tư pháp đều xuất phát từ mong muốn tăng cường sự phát triển quan hệ hợp tác giữa các nước ký kết, trên cơ sở đoàn kết, hữu nghị, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan tư pháp của các nước thực hiện tốt các cam kết quốc tế, đồng thời khẳng định và thừa nhận việc bảo hộ các quyền nhân thân và tài sản của công dân nước này trên lãnh thổ nước kia.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, nước ta đã tiến hành đàm phán và ký kết hàng loạt Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước xã hội chủ nghĩa, như Hiệp định tương trợ tư pháp với Cộng hoà dân chủ Đức (15/12/1980); với
Bungari (03/10/1986), với Cu Ba (30/11/1984), với Hungary (18/1/1985), với Liên Xô (10/12/1981), với Tiệp Khắc (12/10/1982)Ầ Từ năm 1982 đến nay, các đối tác ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam được mở rộng không chỉ với các nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã tham gia ký kết 15 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về hình sự và dân sự với các nước trên thế giới. Các Hiệp định tương trợ tư pháp đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động tương trợ tư pháp của nước ta với các nước, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về tư pháp. Để thực hiện các Hiệp định có hiệu quả, Nhà nước ta đã thiết lập một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết những vấn đề được qui định trong Hiệp định. Ngày 12/3/1984 liên ngành các cơ quan Trung ương gồm Bộ Tư pháp, VKSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao đã ký Thông tư liên Bộ số 139/TT/LB qui định về việc thi hành Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự đã ký giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Thông tư liên Bộ số 139/TT/LB đã xác định rõ chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan trong việc thực hiện các Hiệp định tương trợ tư pháp. Sau đó, các văn bản pháp luật khác có liên quan tới vấn đề hợp tác quốc tế về tư pháp nói chung và tư pháp hình sự nói riêng đã lần lượt được ban hành, củng cố thêm cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các họat động hợp tác quốc tế về tư pháp của nước ta với các nước.
Trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, VKSND tối cao ln có vai trị quan trọng. Theo quy định của các điều ước quốc tế song phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước, thì cơ quan Trung ương trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự của Việt Nam là VKSND tối cao. Quy định này đã được cụ thể trong Thông tư liên Bộ số 139/TT/LB ngày 12/3/1984, theo đó việc thực hiện trao đổi các uỷ thác điều tra về hình sự, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trong các Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý thuộc chức năng của VKSND tối cao.
Kết quả hoạt động tương trợ tư pháp tại Viện kiểm sát nhân dân
tối cao
Với vai trò là cơ quan Trung ương thực hiện tương trợ tư pháp trong các vấn đề về hình sự, những năm qua, VKSND tối cao đã thực hiện việc tiếp nhận các yêu cầu tương trợ tư pháp do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chuyển đến và chuyển các yêu cầu tương trợ tư pháp của các cơ quan tư pháp Việt Nam cho các nước. Việc tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước.
Vắ dụ: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Vụ 1A thuộc VKSND tối cao, thì từ tháng 5/2003 đến tháng 12/2008, Vụ 1A đã thụ lý 153 lượt yêu cầu tương trợ tư pháp từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số các vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp về lĩnh vực tố tụng hình sự đã được thống kê, thì những yêu cầu tương trợ tư pháp từ phắa nước ngồi chiếm tuyệt đại đa số, chỉ có rất ắt các yêu cầu tương trợ tư pháp từ phắa các cơ quan tư pháp hình sự Việt Nam chuyển cho phắa nước ngoài (trong số 153 lượt yêu cầu tương trợ tư pháp nêu trên, chỉ có 05 yêu cầu tương trợ tư pháp từ phắa Việt Nam). Trong tổng số 148 lượt yêu cầu tương trợ tư pháp mà Việt Nam tiếp nhận, các yêu cầu tương trợ tư pháp được đến chủ yếu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự với Việt Nam và có số lượng lớn cơng dân Việt Nam sinh sống, cụ thể như sau: Cộng hồ Séc có 71 lượt ; Cộng hồ Ba Lan có 29 lượt; Cộng hồ Liên bang Đức có 11 lượt; Cộng hồ Bê-la-rút có 09 lượt; Liên bang Nga có 08 lượt; Cộng hồ Pháp có 04 lượt; Cộng hồ Bun-ga-ry có 05 lượt; Ca-na-đa có 02 lượt; CHND Trung Hoa có 03 lượt; Cộng hồ Hung-ga- ry có 02 lượt; các nước: Cộng hịa Bungary, Hà Lan, Australia, Mơng Cổ, Trung Quốc (Đài Loan) có 01 lượt yêu cầu [33].
Các yêu cầu tương trợ tư pháp mà VKSND tối cao đã tiếp nhận và giải quyết tập trung vào các lĩnh vực như: yêu cầu tống đạt giấy triệu tập, các quyết định tố tụng đối với công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngồi đang có mặt tại Việt Nam; yêu cầu xử lý vật chứng bị thu giữ; yêu cầu xác minh địa chỉ
người bị tình nghi phạm tội đang có mặt tại Việt Nam; yêu cầu chuyển giao vụ án, chuyển giao vật chứng của vụ án; yêu cầu tiếp nhận người phạm tội để tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự; yêu cầu bắt giữ người bị tình nghi thực hiện tội phạm; yêu cầu dẫn độ tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc để thi hành án; yêu cầu khám xét chỗ ở, địa điểm để thu giữ vật chứng...
Các yêu cầu tương trợ tư pháp nêu trên liên quan đến một số loại tội phạm như: các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; các tội xâm phạm tắnh mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, như tội giết người, tội cưỡng dâm trẻ em, tội dâm ô đối với trẻ em, tội mua bán phụ nữ (liên quan đến việc đưa phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài để phục vụ mục đắch mại dâm); các tội xâm phạm sở hữu và các tội phạm về kinh tế, như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cướp tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội buôn lậu, tội buôn bán hàng cấm, tội trốn thuế; một số loại tội phạm khác, như tội làm giả con dấu, tài liệuẦ (liên quan đến việc công dân Việt Nam cung cấp các tài liệu ly hôn giả để xin nhập quốc tịch nước ngoài), tội đưa hối lộ, tội nhận hối lộ, tội tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội khai báo gian dốiẦ
Trước năm 2007, các yêu cầu tương trợ tư pháp gửi đến VKSND tối cao do Phòng Đối ngoại thuộc Văn phòng VKSND tối cao tiếp nhận và chuyển đến các Vụ nghiệp vụ tiến hành phân loại để xử lý theo quy định của pháp luật. Những hoạt động tương trợ tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra sẽ được chuyển cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền. Đối với những hoạt động tương trợ tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát, thì Viện kiểm sát tiến hành giải quyết theo quy định của pháp luật. Kết quả thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp được gửi về VKSND tối cao để chuyển cho quốc gia yêu cầu thông qua Đại sứ quán của quốc gia đó tại Việt Nam hoặc thông qua Bộ Ngoại giao. VKSND tối cao đã chủ động phối hợp với
các cơ quan chức năng và các nước có yêu cầu tương trợ tư pháp trong việc xem xét, giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp từ phắa nước ngồi.
Từ năm 2007 đến nay, cơng tác tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp của VKSND tối cao đã từng bước đi vào nề nếp. Tất cả các hồ sơ do Vụ Hợp tác quốc tế nhận đều được quản lý chặt chẽ, nghiên cứu kỹ và tổ chức biên dịch tài liệu cẩn thận (đối với các trường hợp hồ sơ bằng tiếng nước ngồi), sau đó có cơng văn gửi đến các Vụ nghiệp vụ để giải quyết theo thẩm quyền và thông báo lại kết quả giải quyết cho Vụ Hợp tác quốc tế. Do có sự theo dõi và đơn đốc giải quyết nên nhiều yêu cầu về tương trợ tư pháp đã được giải quyết nhanh chóng. Cơng tác quản lý và đôn đốc thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp đã bắt đầu được triển khai thực hiện. Vụ Hợp tác quốc tế đã cố gắng thống kê số liệu, hồ sơ, rà soát các trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp từ trước đến nay nhằm đánh giá quy trình và kết quả giải quyết hồ sơ tương trợ tư pháp của VKSND tối cao, từ đó tiếp tục chủ động đơn đốc các đơn vị có thẩm quyền giải quyết tốt hơn các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự.
Kết quả hoạt động tương trợ tư pháp ở Viện kiểm sát địa phương
Đối với các Viện kiểm sát địa phương, qua tổng kết kết quả hoạt động tương trợ tư pháp từ năm 2003 đến nay của các VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thấy chỉ có 15/64 VKSND địa phương có phát sinh hoạt động tương trợ tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án và các vụ việc liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát. Các Viện kiểm sát địa phương có thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự thời gian qua gồm có:
STT Tên đơn vị phát sinh hoạt động TTTP Số vụ
1 VKSND tỉnh Lạng Sơn 03 vụ 2 VKSND tỉnh Điện Biên 11 vụ 3 VKSND tỉnh Lai Châu 02 vụ 4 VKSND tỉnh Tuyên Quang 03 vụ 5 VKSND tỉnh Hà Tây 01 vụ 6 VKSND tỉnh Lào Cai 04 vụ
7 VKSND tỉnh Phú Thọ 02 vụ
8 VKSND tỉnh Thừa Thiên - Huế 01 vụ
9 VKSND tỉnh Gia Lai 01 vụ 10 VKSND tỉnh Quảng Nam 04 vụ 11 VKSND tỉnh Đồng Nai 01 vụ 12 VKSND tỉnh Kiên Giang 03 vụ 13 VKSND tỉnh Bình Dương 04 vụ 14 VKSND thành phố Hồ Chắ Minh 01 vụ 15 VKSND tỉnh Cà Mau 03 vụ Tổng cộng: 44 vụ Nguồn: [33].
Qua theo dõi kết quả hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự của các Viện kiểm sát địa phương có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp được các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương giải quyết là khơng nhiều. Từ năm 2003 đến nay, trong tồn quốc có 49 Viện kiểm sát địa phương không phát sinh hoạt động tương trợ tư pháp trong quá trình giải quyết án hình sự. Các địa bàn phát sinh hoạt động tương trợ tư pháp chủ yếu là các tỉnh có chung biên giới với các nước láng giềng. Đối với 15 Viện kiểm sát địa phương có thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp thì số lượng vụ, việc cần tương trợ tư pháp hàng năm là không đáng kể (ngoại trừ VKSND tỉnh Điện Biên trong thời gian qua giải quyết 11 vụ án/16 bị can liên quan đến người nước ngồi (quốc tịch Lào) có nhu cầu tương trợ tư pháp với nước ngồi). Các vụ án có yếu tố nước ngồi tuy khơng nhiều, nhưng thường rất phức tạp cả về tắnh chất của vụ án và nhân thân người phạm tội. Nhưng nhờ thực hiện tốt quan hệ hợp tác quốc tế trong tương trợ tư pháp về hình sự liên quan đến việc bắt giữ người phạm tội, chuyển giao đồ vật liên quan đến tội phạm, ủy thác điều tra, thông báo thông tin về lý lịch tư pháp nên đã có nhiều vụ án được giải quyết phù hợp với quy định của pháp luật và Hiệp định tương trợ tư pháp về thời hạn, trình tự, thủ tục.
- Hoạt động tương trợ tư pháp ở các địa phương được thực hiện chủ yếu từ phắa các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam yêu cầu các cơ quan chức năng của các nước (chủ yếu là các nước có chung đường biên giới với Việt Nam) thực hiện. Có rất ắt các trường hợp phắa nước ngoài trực tiếp yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng ở các địa phương thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp. Thông thường những yêu cầu này được gửi cho VKSND tối cao và sau đó VKSND tối cao gửi cho các Viện kiểm sát địa phương để phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện.