Về tổ chức của ngành

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 85 - 89)

Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác hợp tác quốc tế

Trước yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, năm 2007, Viện trưởng VKSND tối cao đã quyết định thành lập Vụ Hợp tác quốc tế thuộc VKSND tối cao. Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan tham mưu giúp Viện trưởng VKSND tối cao tổ chức, quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân; gồm các hoạt động hợp tác với nước ngoài về pháp luật, lễ tân, đối ngoại, tương trợ tư pháp về hình sự và quản lý các dự án quốc tế. Các hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân cũng là các lĩnh vực công tác chắnh của Vụ Hợp tác quốc tế. Công tác quản lý và thực hiện các hoạt động hợp tác song phương và đa phương, tương trợ tư pháp về hình sự và thực hiện các dự án quốc tế về pháp luật của VKSND đều nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm; đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho VKSND, qua đó góp phần thực hiện có chất lượng, hiệu quả cơng tác thực hành quyền cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; củng cố, xây dựng VKSND trong sạch, vững mạnh, đáp ứng các yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác hợp tác quốc tế xuất phát từ các lý do sau đây:

Theo quy định của pháp luật, VKSND hợp tác quốc tế với nhiều nội dung. Nội dung công tác hợp tác quốc tế của VKSND liên quan đến VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và nhiều đơn vị của VKSND tối cao. So với khối lượng cơng việc thì đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế ở cấp trung ương và địa phương vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng.

Trước tình hình ngày càng có nhiều người Việt Nam đi làm ăn sinh sống ở nước ngoài và người nước ngoài đến làm ăn sinh sống tại Việt Nam, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia sẽ ngày càng gia tăng. Viện kiểm sát ngày càng phải giải quyết nhiều vụ việc có yếu tố nước ngồi, vì vậy bên cạnh việc bố trắ đủ số lượng cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế phải sắp xếp các vị trắ công tác phù hợp với năng lực, sở trường và yêu cầu của từng hoạt động hợp tác.

Để hoàn thành các nhiệm vụ nêu trên, việc đầu tư xây dựng và kiện toàn Vụ Hợp tác quốc tế cả về tổ chức bộ máy, cán bộ là một yêu cầu tất yếu.

Theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ Hợp tác quốc tế, bộ máy của Vụ Hợp tác quốc tế có bốn Phịng chức năng gồm: Phòng nghiên cứu, kế hoạch tổng hợp; Phòng lễ tân, đối ngoại, hành chắnh; Phòng quản lý các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và Phịng quản lý các dự án quốc tế.

Để hoạt động hợp tác quốc tế có hiệu quả và đảm bảo cơng tác quản lý Nhà

nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế, cần chú ý đến tắnh chun mơn hố và chun sâu trong hoạt động của các Phòng chức năng thuộc Vụ Hợp tác quốc tế.

Có thể thấy rằng, với cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ như vậy, Vụ Hợp tác quốc tế không những phải làm tốt chức năng là cơ quan quản lý nhà nước và trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân, mà còn phải là cơ quan nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Lãnh đạo VKSND tối cao trong việc hoạch định chắnh sách, xây dựng chiến lược về hợp tác quốc tế của tồn ngành, góp phần tắch cực vào cơng tác xây dựng, hồn thiện pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.

Vụ Hợp tác quốc tế đã được Viện trưởng VKSND tối cao quyết định giao 21 biên chế trong năm 2010 - 2011, hiện mới thực hiện được 14 người. Để thực hiện đủ biên chế được giao, cần sớm có kế hoạch tuyển chọn cán bộ theo hướng ưu tiên điều chuyển một số cán bộ có kinh nghiệm và hiểu biết về luật pháp quốc tế, có trình độ ngoại ngữ từ các đơn vị khác trong ngành và một số học viên xuất sắc của lớp Nguồn nhân lực VKSND tối cao để có thể đảm đương các công việc thuộc chức năng và nhiệm vụ của Vụ Hợp tác quốc tế.

Từ năm 2010 đến 2015 cần tiếp tục bổ sung biên chế cho Vụ Hợp tác quốc để có đủ cán bộ triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Để đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ được giao, trước mắt, cần tập trung kiện tồn các Phịng chức năng của Vụ có đủ Trưởng, Phó phịng.

Kiện tồn tổ chức và hoạt động hợp tác quốc tế ở VKSND các tỉnh, thành phố

Hoạt động hợp tác quốc tế của các VKSND tỉnh, thành phố (gọi chung là VKSND cấp tỉnh) bao gồm việc tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, cử các đoàn đi thăm và làm việc ở nước ngoài; ký kết và thực hiện các thỏa thuận hợp tác quốc tế với Viện kiểm sát địa phương các nước; thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự và các hoạt động hợp tác quốc tế khác theo thẩm quyền quy định tại Luật tương trợ tư pháp 2007; thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự theo thẩm quyền và báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho VKSND tối cao; tham gia vào các hoạt động dự án quốc tế có liên quan... Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thời gian tới, hoạt động hợp tác quốc tế không chỉ cần được tăng cường ở cấp Trung ương mà còn cần mở rộng đến các VKSND địa phương, đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực hơn.

Để tăng cường hiệu quả của các hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND địa phương, VKSND tối cao cần có định hướng và có biện pháp hỗ trợ cho các

VKSND cấp tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có chung đường biên giới quốc gia xúc tiến việc thiết lập quan hệ hợp tác song phương với Viện kiểm sát địa phương nước bạn, tập trung vào việc ký kết và thực hiện các Biên bản hợp tác; tổ chức các buổi giao ban định kỳ; kịp thời thông báo các vụ việc vi phạm Hiệp định biên giới, tình hình vi phạm và tội phạm; thực hiện các uỷ thác tương trợ tư pháp về hình sự; đào tạo cán bộ, trao đổi kinh nghiệm công tác kiểm sát và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. Qua công tác thống kê và tổng hợp, VKSND tối cao cần có phân tắch và dự báo về tình hình vi phạm, tội phạm và các tranh chấp dân sự, kinh tế, hơn nhân gia đình... xảy ra có yếu tố nước ngồi để phổ biến cho các địa phương. Mặc dù kinh phắ hợp tác quốc tế vẫn nên tập trung quản lý ở VKSND tối cao nhưng cần nghiên cứu giành một khoản kinh phắ thắch hợp cho hoạt động hợp tác quốc tế ở VKSND địa phương.

VKSND các địa phương cần tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời của VKSND tối cao và Cấp ủy địa phương; duy trì mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương liên quan đến hợp tác quốc tế như Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận Tổ quốc....; xây dựng kế hoạch phối hợp công tác cụ thể với các cơ quan như Công an, Ngoại vụ, để nhận được sự hỗ trợ kịp thời trong việc thực hiện các hoạt động lễ tân, đối ngoại và các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật khác.

Hiện nay, do hoạt động hợp tác quốc tế nói chung và hoạt động tương trợ tư pháp ở VKSND cấp tỉnh chỉ tiến hành khi được VKSND tối cao giao hoặc do các cơ quan tư pháp cùng cấp thông báo hoặc chuyển đến, nên số lượng các hoạt động hợp tác quốc tế do VKSND cấp tỉnh thực hiện cũng không nhiều và tắnh chất của hoạt động động cũng khơng phức tạp. Vì vậy, trước mắt, VKSND cấp tỉnh khơng nhất thiết phải có bộ phận chun trách làm cơng tác hợp tác quốc tế, mà nên giao cho Văn phòng và các Phòng nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về hợp tác quốc tế khi có yêu cầu. Cụ thể, VKSND các tỉnh, thành phố cần giao cho Văn phòng tổng hợp thực hiện nhiệm vụ giúp Lãnh đạo Viện thống nhất

quản lý, theo dõi các hoạt động lễ tân, đối ngoại, tổ chức đồn ra, đón đồn vào; tiếp nhận và xử lý ban đầu các yêu cầu tương trợ tư pháp quốc tế về hình sự do VKSND tối cao uỷ quyền hoặc các cơ quan tư pháp cùng cấp thông báo, chuyển đến; và giao cho các Phịng thực hành quyền cơng tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp về hình sự trực tiếp thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự do VKSND tối cao uỷ quyền hoặc các cơ quan tư pháp cùng cấp thông báo, chuyển đến. Tuy nhiên, về lâu dài, để nâng cao hiệu quả của hoạt động hợp tác quốc tế, cần nghiên cứu bố trắ cán bộ chuyên trách làm công tác hợp tác quốc tế ở một số VKSND cấp tỉnh, thành phố lớn, liên quan đến nhiều hoạt động hợp tác quốc tế. Lực lượng cán bộ này được đào tạo, bồi dưỡng về công tác đối ngoại, có trình độ ngoại ngữ, trình độ về chun mơn nghiệp vụ về cơng tác kiểm sát, có kỹ năng làm việc với các đối tác nước ngoài. VKSND tối cao cần quan tâm mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về hợp tác quốc tế cho cán bộ Viện kiểm sát địa phương.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w