Do chưa có sự thống nhất giữa Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật tố tụng hình sự, các văn bản hướng dẫn với Luật tương trợ tư pháp (về phần quy định liên quan đến hợp tác quốc tế, sẽ được tác giả chỉ rõ ở phần kiến nghị). Những điểm bất cập trong các Hiệp định tương trợ tư pháp song phương giữa Việt Nam và các nước chưa được sửa đổi kịp thời, việc ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp cịn ắt, chưa theo kịp diễn biến tình hình thực tiễn.
- Do hoạt động hợp tác quốc tế lần đầu tiên được qui định trong Bộ luật TTHS năm 2003 nên quá trình thực hiện mới phát sinh nhiều vấn đề Luật chưa dự kiến hết. Các văn bản hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật TTDS liên quan đến tương trợ tư pháp còn thiếu và chưa kịp thời. Hướng dẫn thi hành Luật tương trợ tư pháp trong ngành Kiểm sát còn chậm.
VKSND tối cao chưa ban hành được Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân trong việc quản lý và giải quyết các yêu cầu về tương trợ tư pháp hình sự; Trước khi có Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ Hợp tác quốc tế, chưa quy định cho Vụ Hợp tác quốc tế quản lý tồn bộ q trình thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp của ngành kiểm sát nhân dân và kết quả thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp (Quy chế này được ban hành kèm theo Quyết định số 511/QĐ-VKSTC ngày 24/9/2008).
Tiểu kết chương 2
Tóm lại, kết quả hợp tác quốc tế của VKSND trong những năm vừa qua cho thấy đã có bước phát triển đáng kể, góp phần tắch cực vào việc tăng cường năng lực cho ngành Kiểm sát, nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát trên nhiều lĩnh vực. Đáng chú ý, quan hệ hợp tác giữa VKDND Việt Nam và Viện kiểm sát
Trung Quốc, Viện kiểm sát Lào ngày càng được mở rộng. Mối quan hệ này được thực hiện trên nhiều lĩnh vực như trao đổi thông tin, đào tạo cán bộ, phối hợp đấu tranh chống tội phạm, trao đổi các đoàn cấp cao... Quan hệ hợp tác với cơ quan Công tố các nước ASEAN, cơ quan Công tố và Tổng Chưởng lý các nước Tây âu cũng đã từng bước phát triển.
Thông qua các hoạt động nghiên cứu khảo sát, các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong nước và nước ngoài về pháp luật, tiếng Anh, sử dụng máy tắnh, kiến thức của cán bộ kiểm sát về pháp luật so sánh, về tiếng Anh và kỹ năng sử dụng máy tắnh đã từng bước được nâng cao. Các dự án đã góp phần tắch cực vào việc từng bước đáp ứng địi hỏi về trang thiết bị cơng nghệ thơng tin của công tác Kiểm sát trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, hỗ trợ các cuộc hội thảo khoa học, hội thảo quốc tế, dịch tài liệu về các vấn đề pháp luật và nghiệp vụ kiểm sát. Các kinh nghiệm thu được về các lĩnh vực pháp luật thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia trong và ngoài nước cũng như từ các tài liệu dịch đã phục vụ kịp thời cho công tác xây dựng pháp luật của ngành như soạn thảo Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức Viện kiểm sát, Pháp lệnh Kiểm sát viênẦ Năng lực trong việc thu hút, tổ chức quản lý điều hành các Dự án quốc tế của VKSND tối cao cũng đã được nâng cao đáng kể.
Những kết quả đạt được trong hợp tác quốc tế của VKSND đã góp phần to lớn trong việc nâng cao vị thế, vai trò của VKSND trong mắt của bạn bè quốc tế. Giúp cho Viện kiểm sát ngày càng vững mạnh hơn cùng với sự lớn mạnh chung của các cơ quan trong Bộ máy nhà nước, đấu tranh hiệu quả với tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia và học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ, tranh thủ hiệu quả các nguồn lực và sự ủng hộ của quốc tế, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy vậy, hợp tác quốc tế của VKSND Việt Nam cần phải khắc phục những tồn tại nêu trên để
thực hiện tốt hơn nữa hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ nói chung, hợp tác quốc tế nói riêng theo yêu cầu cải cách tư pháp mà Đảng ta đã đề ra.
Chương 3