Về các hoạt động hợp tác cụ thể

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 91 - 106)

Về hoạt động hợp tác song phương và đa phương của ngành Kiểm sát nhân dân

Tăng cường mối quan hệ hợp tác song phương có hiệu quả với Viện kiểm sát và Viện Cơng tố các nước có quan hệ truyền thống, các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các nước trong khối ASEAN (VKSND tối cao Trung Quốc, VKSND tối cao LàoẦ) ; tạo bước chuyển biến mới theo hướng đưa các mối quan hệ hợp tác vào chiều sâu, ổn định, bền vững, tạo sự tin cậy lẫn nhau. Coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác với là các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Thực hiện tốt Biên bản ghi nhớ, biên bản thỏa thuận hợp tác đã ký với Viện kiểm sát, Viện công tố, cơ quan Tổng chưởng lý các nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Cu Ba, LàoẦ) về tăng cường hợp tác trong đào tạo cán bộ và trao đổi nghiệp vụ; Tiếp tục thực hiện cơ chế giao ban thường xuyên giữa VKSND 10 tỉnh biên giới của Việt Nam với VKSND các tỉnh biên giới của Lào; Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác ở cấp VKSND các địa phương có chung đường biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc và Việt Nam - Lào, tăng cường hiệu quả việc đấu tranh chống tội phạm nhất là tội phạm về ma tuý, buôn

lậu, vận chuyển lưu hành tiền giả, mua bán người và các loại tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia khác.

- VKSND tối cao cần chủ động mở rộng quan hệ với Cơ quan Công tố các nước khác thuộc khối ASEAN, phấn đấu từ nay đến 2020, chúng ta có thể ký kết thoả thuận hợp tác song phương với Viện Công tố, Cơ quan Chưởng lý tất cả các nước trong khối ASEAN. Trước mắt, nghiên cứu việc tiếp tục tiến hành ký kết thoả thuận hợp tác với Cơ quan Tổng Chưởng lý Inđônêsia, Cơ quan Tổng Chưởng lý Campuchia và Viện Công tố Philippin.

VKSND tối cao Việt Nam cần tiếp tục tăng cường hợp tác với Viện Công tố Nhật Bản; Viện công tố Hàn Quốc, cố gắng duy trì và mở rộng chương trình trao đổi chuyên gia hàng năm giữa VKSND tối cao và Bộ Tư pháp Nhật Bản; chú ý nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản trong cải cách tư pháp, nhất là kinh nghiệm trong việc xây dựng một nền tư pháp mạnh, hiệu quả và thân thiện với người sử dụng, cải cách các thủ tục tố tụng hình sự và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp; nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc trong việc đào tạo công tố viên; cơng tố chỉ đạo hoạt động điều tra hình sự và nghiên cứu tội phạm học, kinh nghiệm công tác thống kê tội phạm.

- Khôi phục và phát triển mối quan hệ hợp tác với Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga, Viện kiểm sát các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và Viện kiểm sát hoặc Viện Công tố các nước Đông Âu, trên cơ sở kế thừa, củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống giữa VKSND tối cao Việt Nam, Viện kiểm sát Liên Xô và Viện kiểm sát các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa trước đây. Trên cơ sở Biên bản thoả thuận hợp tác được ký kết giữa VKSND tối cao Việt Nam và Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga (năm 2007) và Tổng Viện kiểm sát Ucraina (năm 2008), tổ chức các chuyến đi thăm, làm việc, trao đổi kinh nghiệm và nghiên cứu, khảo sát về mơ hình của Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga, Tổng Viện kiểm sát Ucraina trong thời kỳ chuyển đổi, kinh nghiệm về công tác điều tra tội phạm, cơng tác kiểm sát điều tra trong mơ hình

cơng tố chỉ đạo hoạt động điều tra và đặc biệt là tăng cường hợp tác trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong những năm tới, nghiên cứu để đề nghị Tổng Viện kiểm sát Liên bang Nga, Tổng Viện kiểm sát Ucraina phối hợp mở các lớp đào tạo ngắn hạn (01 đến 02 tháng) để đào tạo nâng cao cho các kiểm sát viên, cán bộ VKSND Việt Nam về kinh nghiệm, kỹ năng công tác kiểm sát.

- Nghiên cứu việc xây dựng và mở rộng mối quan hệ hợp tác song phương với Viện kiểm sát, Viện công tố, Cơ quan Chưởng lý các nước khác trong khu vực và trên thế giới, trước hết là các nước có mơ hình cơng tố mạnh, cơng tố chỉ đạo điều tra như Cộng hồ Liên bang Đức, Italia.., các nước mà Việt Nam đang hướng tới việc xây dựng quan hệ đối tác toàn diện như Australia; chú ý việc xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác với Cơ quan Công tố các quốc gia có nhiều người Việt Nam sinh sống, lao động và học tập như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Cộng hoà Séc... trong phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ắch hợp pháp của người Việt Nam ở nước ngồi. Phương thức tiến hành, trước mắt có thể đặt quan hệ thông qua các Đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài hoặc Đại sứ quán của các nước tại Việt Nam.

Hợp tác đa phương: Mở rộng quan hệ hợp tác đa phương với Viện kiểm

sát, Viện Công tố, Cơ quan Chưởng lý các quốc gia trên thế giới, với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực cơng tố và đấu tranh phịng, chống tội phạm. VKSND tối cao Việt Nam cần tăng cường hơn nữa vai trị của mình trên các diễn đàn đa phương ở khu vực và trên thế giới, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các tổ chức khu vực và quốc tế, từng bước tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.

- VKSND tối cao cần tham gia một cách thường xuyên, chủ động, tắch cực và có hiệu quả vào các diễn đàn khu vực và quốc tế, tập trung tham gia sâu vào các hoạt động hợp tác về pháp luật và tư pháp trong ASEAN, khối vừa mới kỷ niệm lần thứ 41 ngày thành lập và đã thống nhất Hiến chương chung. Tham

gia đầy đủ và có trách nhiệm vào các cơ chế đa phương như Hội nghị thường niên Viện trưởng Viện kiểm sát và Viện Công tố các nước Trung Quốc và ASEAN, Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát và Viện Công tố các nước Á - Âu (ASEM), và các hội nghị, hội thảo quốc tế và khu vực

- VKSND tối cao nên sớm hoàn thành các thủ tục để trở thành thành viên của Hiệp hội Công tố viên quốc tế (IAP) và tham gia thường xuyên vào các hoạt động của Hiệp hội này. Hiệp hội là tổ chức phi chắnh phủ và phi chắnh trị đầu tiên và duy nhất trên phạm vi thế giới của các Công tố viên được Liên Hợp Quốc thành lập tháng 6/1995, hiện có 128 thành viên là các Cơ quan Công tố. Bối cảnh dẫn đến sự ra đời của Hiệp hội là việc phát triển mạnh các tội phạm xuyên quốc gia nghiêm trọng, đặc biệt là buôn bán ma túy, rửa tiền và lừa đảo dẫn đến sự cần thiết phải tăng cường hợp tác quốc tế của các công tố viên và đẩy nhanh tiến độ và tắnh hiệu quả của các hoạt động tương trợ tư pháp, truy tìm tài sản phạm tội và các biện pháp hợp tác quốc tế khác.

- Ngoài ra, VKSND tối cao Việt Nam đã được coi là một trong những thành viên sáng lập của Hiệp hội các cơ quan chống tham nhũng quốc tế (IAACA) từ năm 2006 khi tham gia Đại hội thành lập IAACA tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Hiệp hội các cơ quan chống tham nhũng quốc tế là một tổ chức chống tham nhũng độc lập, phi chắnh trị, có thành viên hầu hết là Cơ quan Cơng tố các nước trên thế giới. Tham gia một cách thường xuyên vào các hội nghị, hội thảo thường niên của Hiệp hội IAACA thảo luận về các chủ đề liên quan đến việc tăng cường hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, góp phần thực hiện Cơng ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (2003) mà Việt Nam đã ký kết và đang nghiên cứu việc phê chuẩn.

Mục đắch của các Hiệp hội về cơ bản là phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của cải cách tư pháp đặt ra cho Viện kiểm sát. Do đó, việc VKSND tối cao Việt Nam sớm tham gia các Hiệp hội trên là cần thiết.

Trong thời gian tới, VKSND cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả các dự án quốc tế đã ký kết, đảm bảo đúng cam kết với nhà tài trợ. Nhìn chung, việc quản lý và thực hiện các dự án quốc tế trong thời gian tới cần có ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả và thiết thực, đặc biệt là trong bối cảnh mới khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình.

Để phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực của các dự án, hướng tới việc bám sát và tắch cực hỗ trợ các hoạt động phục vụ yêu cầu và nhiệm vụ của VKSND trong bối cảnh cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế, cần xác định rõ phạm vi những lĩnh vực mà hoạt động dự án quốc tế cần tập trung vào, đó là: Góp phần giải quyết các vấn đề liên quan đến mơ hình tổ chức của Viện kiểm sát, các vấn đề liên quan đến tố tụng hình sự và tố tụng dân sự và các vấn đề khác của cải cách tư pháp có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát và Kiểm sát viên; tận dụng triệt để nguồn lực bên ngoài để tăng cường năng lực về trình độ, kiến thức, kỹ năng cơng tố cho đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên, trọng tâm là tăng cường năng lực của cán bộ về pháp luật quốc tế, kinh nghiệm thực hiện công tác kiểm sát, ngoại ngữ, tin học, và tăng cường năng lực về cơ sở vật chất và công nghệ cho VKSND, nhất là việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào công tác kiểm sát. Cần chú ý việc tận dụng kinh nghiệm và chun mơn của các chun gia bên ngồi, kể cả các chuyên gia quốc tế phù hợp tham gia vào các hoạt động dự án.

Một số lĩnh vực cụ thể mà các dự án quốc tế của VKSND cần tập trung hỗ trợ trong thời gian tới bao gồm:

Một là, tiếp tục hỗ trợ công tác nghiên cứu, xây dựng pháp luật của

VKSND tối cao trong đó trọng tâm là tiếp tục hỗ trợ hồn thiện Đề án mơ hình tổ chức của Viện kiểm sát gắn với việc xây dựng Luật tổ chức Viện kiểm sát và Pháp lệnh Kiểm sát viên sửa đổi; tiếp tục hỗ trợ việc xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi.

Các dự án cần tiếp tục hỗ trợ VKSND tối cao triển khai nghiên cứu xây dựng Đề án mơ hình tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tiến trình cải cách tư pháp; nghiên cứu các điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy Viện kiểm sát các cấp phù hợp với việc đổi mới mơ hình tổ chức Tịa án theo thẩm quyền xét xử; hỗ trợ việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức VKSND, Pháp lệnh Kiểm sát viên và các văn bản pháp luật khác cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của VKSND được đổi mới theo yêu cầu cải cách tư pháp.

Tố tụng hình sự là một trong những lĩnh vực trọng tâm của cải cách tư pháp ở Việt Nam nhằm đảm bảo đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, cơng khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, đảm bảo sự tham gia và giám sát của nhân dân, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi là Bộ luật thể chế hóa nhiều tư tưởng của cải cách tư pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự như tăng cường chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử; xây dựng các thủ tục tố tụng phù hợp với tổ chức hệ thống cơ quan xét xử và Viện kiểm sát bốn cấp; đổi mới tổ chức cơ quan điều tra và tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự; tăng cường hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự. Do vậy, việc tiếp tục hỗ trợ của các dự án trong lĩnh vực này là cần thiết.

Hai là, tiếp tục hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Kiểm sát viên.

Theo yêu cầu của cải cách tư pháp, VKSND phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ Kiểm sát ngang tầm với nhiệm vụ, thực sự trong sạch, vững mạnh, có bản lĩnh chắnh trị vững vàng, có hiểu biết sâu rộng về các lĩnh vực pháp luật, kể cả pháp luật quốc tế. Do đó, việc sử dụng các nguồn lực của dự án, ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống như xây dựng pháp luật, chia xẻ thông tin, kinh nghiệm, cung cấp trang thiết bịẦ, cần tập trung vào công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, thơng qua việc tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là đào tạo về nghiệp vụ, về pháp luật so sánh ở trong nước và ở nước

ngoài, coi đây là một trong những hoạt động ưu tiên của dự án. Trước mắt, cần tận dụng tối đa nguồn hỗ trợ của các dự án quốc tế để tập trung đào tạo đội ngũ các chun gia trẻ, có kiến thức chun mơn cao, có trình độ tiếng Anh tốt, có phẩm chất đạo đức, tập trung ở VKSND tối cao.

Thông qua việc hỗ trợ các hoạt động đào tạo cán bộ, các dự án sẽ góp phần tắch cực vào việc tăng cường năng lực cho VKSND một cách bền vững, đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.

Ba là, tiếp tục hỗ trợ việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác

kiểm sát.

Sử dụng các nguồn lực quốc tế để hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong ngành Kiểm sát nhân dân. Để phát huy kết quả đạt được của những năm trước và duy trì tắnh bền vững của hoạt động dự án trong lĩnh vực này, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKSND các cấp, các dự án cần tiếp tục hỗ trợ VKSND các cấp tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm sát, tập trung vào việc tiếp tục nâng cấp phần mềm quản lý án và thống kê hình sự và hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo sử dụng phần mềm cho cán bộ, kiểm sát viên. Hoạt động này sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm sát, nhất là trong việc quản lý án hình sự, thống kê tội phạm, phục vụ có hiệu quả cơng tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Bốn là, tiếp tục hỗ trợ việc tăng cường năng lực nghiên cứu tội phạm học

của VKSND tối cao.

Để thực hiện mục tiêu hỗ trợ việc xây dựng Trung tâm nghiên cứu tội phạm học thuộc VKSND tối cao, trong những năm tới, các dự án cần tiếp tục hỗ trợ việc tăng cường năng lực nghiên cứu tội phạm học cho VKSND tối cao thơng qua việc hỗ trợ hồn thành báo cáo nghiên cứu khả thi về việc xây dựng Trung tâm nghiên cứu tội phạm học thuộc VKSND tối cao trước hết là củng cố Phòng nghiên cứu tội phạm học thuộc Viện khoa học kiểm sát; đồng thời, tổ

chức các hội thảo khoa học về kinh nghiệm quốc tế trong nghiên cứu tội phạm học; cung cấp trang thiết bị công tác, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu.

Nội dung hợp tác trong các dự án quốc tế thời gian tới cần gắn với yêu cầu thực tiễn, có chuẩn bị kỹ, có kế hoạch triển khai cụ thể nhằm thể hiện tắnh chủ động và nâng cao hiệu quả các hoạt động dự án. Việc thực hiện các dự án cần phải đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả hơn. Kết quả hoạt động của dự án cần được phổ biến sâu rộng hơn thơng qua những hình thức như đưa thơng tin tóm tắt tổng hợp lên trang tin điện tử nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kết quả cho các cá nhân và cơ quan trong và ngoài ngành cùng nghiên cứu, học tập.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w