Trong việc tham gia vào tiến trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 37 - 38)

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về hội nhập kinh tế quốc tế:

Một là: Hội nhập kinh tế là do yêu cầu nội sinh, do yêu cầu xây dựng nền

kinh tế độc lập, tự chủ, cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hội nhập kinh tế là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chắnh trị.

Hai là: Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với việc giữ vững độc lập

dân tộc và chủ quyền đất nước.

Ba là: Chúng ta chủ động hội nhập, dựa vào nguồn lực trong nước là

chắnh, đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới...

Bốn là: Chúng ta phải nhanh chóng điều chỉnh cơ cấu thị trường, xây

dựng đồng bộ thị trường trong nước (thị trường hàng hóa, thị trường nhân lực, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản), để đủ sức hội nhập với khu vực và hội nhập toàn cầu, xử lý đúng đắn lợi ắch giữa ta và các đối tác.

Năm là: Song song với việc xây dựng và phát triển thị trường, xây dựng

đồng bộ thị trường trong nước, chúng ta phải nhanh chóng xây dựng các doanh nghiệp vững mạnh. Doanh nghiệp là đội quân xung kắch vơ cùng quan trọng trong q trình hội nhập kinh tếẦ

Sáu là: Chúng ta phải chủ động tham gia cộng đồng thương mại thế giới,

tắch cực tham gia đàm phán thương mại, tham gia các diễn đàn, các tổ chức, các hiệp định quốc tế một cách chọn lọc với những bước đi tỉnh táo.

Thông qua hợp tác, Viện kiểm sát và các cơ quan công tố của các quốc gia có cơ hội tiếp xúc, hiểu biết về nhau, cùng nhau thảo luận, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế, làm cơ sở cho hoạt động hợp tác của mình.

Hợp tác là cơ hội để các bên trao đổi thơng tin, kinh nghiệm trong q trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Các quốc gia sẽ cung cấp cho nhau những

thơng tin về tình hình an ninh thế giới, an ninh khu vực, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất được ứng dụng vào công việc.

Hợp tác để chúng ta xây dựng và hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và có cơ chế giám sát, bảo vệ doanh nghiệp trong nước tốt hơn trước bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngồi hoạt động tại Việt Nam.

Thông qua hợp tác, Viện kiểm sát, cơ quan công tố của các quốc gia sẽ phối hợp đào tạo cán bộ về trình độ chun mơn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Đội ngũ cán bộ của VKSND Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu hội nhập và cải cách tư pháp.

Hoạt động hợp tác quốc tế của kiểm sát nhân dân nhằm liên kết các Viện kiểm sát, Viện cơng tố của quốc gia có cùng quan tâm chung lại với nhau, tạo ra sức mạnh tổng hợp, toàn diện với mục đắch học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong đấu tranh, phòng ngừa với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia... góp phần giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước.

Với ý nghĩa trên, hợp tác quốc tế của VKSND đã và đang góp phần vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 37 - 38)