Ngành và các địa phương đối với hoạt động hợp tác quốc tế của Viện kiểm sát nhân dân
Bộ Chắnh trị, ban Bắ thư uỷ quyền cho Chủ tịch nước xem xét quyết định
Chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của VKSND tối cao. Các cơ quan có liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế của Viện kiểm sát là Bộ ngoại giao, Bộ tư pháp, Tồ án nhân dân tối cao, Bộ cơng an, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố. Có sự quan tâm hỗ trợ từ
phắa các cơ quan này thì mới đảm bảo cho hoạt động hợp tác quốc tế của Viện kiểm sát nhân dân. VKSND tối cao phải xây dựng được quy chế phối hợp với các cơ quan trên trong hoạt động hợp tác để phân định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương trong việc hỗ trợ nhau hoàn thành hoạt động hợp tác cụ thể. Vắ dụ: Trong hoạt động tương trợ tư pháp, Điều 66 Luật tương trợ tư pháp
quy định Bộ ngoại giao có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành có liên quan xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ tương trợ tư pháp với nước hữu quan;
- Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp;
- Định kỳ sáu tháng và hàng năm thơng báo với Bộ Tư pháp về tình hình áp dụng ngun tắc có đi có lại trong quan hệ tương trợ tư pháp với nước hữu quan.
Điều 64, Luật tương trợ tư pháp quy định VKSND tối cao có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, chuyển giao theo dõi, đơn đốc việc thực hiện các ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định việc thực hiện và yêu cầu VKSND hoặc cơ quan điều tra có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hỗn thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự theo thẩm quyền.
- Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn VKSND các cấp thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự. - Đề xuất việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp; kiến nghị sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp;
- Định kỳ sáu tháng và hàng năm thông báo với Bộ Tư pháp về tình hình thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự.
Theo quy định của Luật tương trợ tư pháp thì VKSND tối cao là cơ quan trung ương (cơ quan đầu mối) thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự. Nhưng VKSND tối cao muốn thực hiện tốt vai trị của mình thì cần sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phắa các cơ quan khác như Bộ ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an v.v...
Tiểu kết chương 1
Hoạt động hợp tác quốc tế có vai trị quan trọng trong tất cả mọi thời đại, đối với mọi quốc gia. Trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay, khơng một quốc gia, một dân tộc nào có thể phát triển biệt lập mà khơng có sự liên kết, hợp tác với các quốc gia, dân tộc khác. Từ việc nghiên cứu rút ra khái niệm về hợp tác quốc tế và hợp tác quốc tế của VKSND, tác giả đã đưa ra và phân tắch các nguyên tắc hợp tác quốc tế của VKSND; đặc điểm, nội dung, vai trò, yêu cầu hợp tác quốc tế của VKSND và các yếu tố đảm bảo cho hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND Việt Nam. Để hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND đạt hiệu quả cao nhất thì việc đi vào tìm hiểu, nghiên cứu cơ sở lý luận về hợp tác quốc tế của VKSND là hết sức cần thiết. Quá trình nghiên cứu giúp ta xác định được vấn đề nghiên cứu là gì, tầm quan trọng của nó trong mối tương quan với các nhiệm vụ khác của Viện kiểm sát nhân dân, từ đó xác định đúng mục tiêu, yêu cầu; đề ra những chủ trương đúng đắn trong hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp.
Chương 2