Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong ngành Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 83 - 85)

trong ngành Kiểm sát nhân dân

Việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế của VKSND gắn với việc hoàn thiện và thực hiện tốt các Quy chế về hoạt động hợp tác quốc tế của Viện và củng cố về tổ chức, chức năng hoạt động của Vụ Hợp tác quốc tế thuộc VKSND tối cao. Ngoài ra, hoạt động hợp tác quốc tế của các VKSND cấp tỉnh, thành phố cũng cần phải từng bước đi vào nề nếp.

Công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn; một số yêu cầu tương trợ tư pháp còn để kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết án của nước yêu cầu tương trợ; quy định của pháp luật về vai trò, trách nhiệm của VKSND trong tương trợ tư pháp về hình sự chưa được cụ thể, thống nhất; hệ thống pháp về tương trợ tư pháp còn mang tắnh chất nguyên tắc chungẦ Do vậy, tăng cường công tác quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong ngành Kiểm sát nhân dân trước hết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ hợp tác quốc tế của VKSND.

Bên cạnh đó, VKSND tối cao cần chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành triển khai thực hiện tốt các Quy chế đã được ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Quy chế về hợp tác quốc tế của VKSND:

+ Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân được ban hành theo Quyết định số 510/QĐ-VKSNDTC ngày 24/9/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao.

+ Quy chế về tổ chức và hoạt động của Vụ Hợp tác quốc tế thuộc VKSND tối cao ban hành theo Quyết định số 511/QĐ-VKSTC-HTQT ngày 24/9/2008 của Viện trưởng VKSND tối cao.

Việc thực hiện tốt hai Quy chế sẽ góp phần tăng cường hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước đối với hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân. VKSND tối cao cần tiếp tục triển khai xây dựng và thực hiện tốt 2 Quy chế:

+ Quy chế phối hợp giữa Vụ Hợp tác quốc tế với Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phịng VKSND tối cao và các đơn vị có liên quan trong việc đón đồn vào, tổ chức đồn ra và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

+ Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân trong việc quản lý và giải quyết các yêu cầu về tương trợ tư pháp về hình sự.

- Hồn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường chỉ đạo, điều hành ở các cấp kiểm sát.

Cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành ở các cấp kiểm sát trong hoạt động tương trợ tư pháp. Trước hết, lãnh đạo Viện kiểm sát cần thống nhất nhận thức về tắnh chất phức tạp, khó khăn của cơng tác này, cần phải ưu tiên đầu tư thời gian, trắ tuệ, kịp thời chỉ đạo giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn giải quyết án.

Các Viện trưởng Viện kiểm sát địa phương căn cứ vào chương trình, kế hoạch cơng tác năm, chương trình cơng tác q, cơng tác tháng của đơn vị để chỉ đạo cơng tác. Khi có vướng mắc trong cơng tác cần tập hợp, thỉnh thị Viện kiểm sát cấp trên giải quyết. Cần chú ý tập hợp những vấn đề vướng mắc trong nhận thức và vận dụng pháp luật, tập hợp những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, giải thắch hoặc cụ thể hoá các qui định của pháp luật có liên quan để báo cáo

lãnh đạo VKSND tối cao. Lãnh đạo VKSND tối cao cần tập hợp những vướng mắc... trên của VKS địa phương để có kế hoạch kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung pháp luật hoặc cùng với các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thi hành pháp luật một cách kịp thời. Đồng thời, những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn công tác kiểm sát cần được tập hợp theo chuyên đề, có sự nghiên cứu, tổng kết, rút kinh nghiệm để xây dựng thành tài liệu tập huấn nghiệp vụ.

Nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của Viện kiểm sát các cấp và xây dựng đội ngũ chuyên gia của VKSND.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w