Hoạt động hợp tác quốc tế song phương là hợp tác giữa hai bên với nhau, như hợp tác giữa một bên là VKSND tối cao Việt Nam với Viện kiểm sát, Cơ quan Công tố hoặc cơ quan tư pháp của các nước trên thế giới và khu vực.
Hoạt động hợp tác quốc tế đa phương là hợp tác giữa ắt nhất 3 bên với nhau như giữa Viện kiểm sát, Cơ quan Công tố hoặc cơ quan tư pháp, các tổ chức quốc tế trên thế giới và khu vực với nhau.
Hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương của ngành Kiểm sát nhân dân có thể chia ra làm hai giai đoạn: giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1986 (trước thời kỳ đổi mới) và giai đoạn sau thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
Giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1986:
Giai đoạn đầu sau khi thành lập, vừa triển khai hoạt động phục vụ các nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao cho, vừa xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy; lãnh đạo VKSND đã coi trọng việc khai thác và vận dụng những kinh nghiệm của Viện kiểm sát các nước về tổ chức, hoạt động và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát, trong đó đã chú trọng việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm của Viện kiểm sát các nước xã hội chủ nghĩa anh em trong đó có Liên Xơ cũ. Từ kinh nghiệm của Viện kiểm sát các nước xã hội chủ nghĩa, VKSND tối cao đã từng bước xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ do luật định và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của VKSND.
Hợp tác song phương của VKSND trong giai đoạn này chủ yếu là hợp tác với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xơ và Cộng hịa dân chủ Đức. Giai đoạn này, VKSND tối cao đã cử các đoàn đại biểu đến thăm và làm việc tại Liên Xô, Trung Quốc và Cộng hoà dân chủ Đức với nhiệm vụ nghiên cứu về tổ chức, nhiệm vụ và phương pháp công tác của Viện kiểm sát các nước và kinh nghiệm của các nước trong việc đấu tranh chống tội phạm tham ô, lãng phắ, thường xuyên trao đổi thông tin về pháp luật, công tác kiểm sát và các tài liệu giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộẦ cho VKSND Việt Nam. Viện kiểm sát Liên Xơ cịn cung cấp cho ngành kiểm sát Việt Nam nhiều va ly dự thẩm và 1 xe ô tô dự thẩm. VKSND tối cao Việt Nam cũng nhận được sự giúp đỡ của Viện kiểm sát Hungari về tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, về máy, thiết bị kỹ thuật, phim ảnhẦ Kết quả, từ năm 1981 đến năm 1990 đã có gần 500 cán bộ Kiểm sát được học tập các trường của Liên Xô.
VKSND tối cao cũng đã đón các Đồn đại biểu cấp cao của Viện kiểm sát các nước xã hội chủ nghĩa nêu trên đến thăm và làm việc.
VKSND tối cao đã cử các chuyên gia có kinh nghiệm sang Campuchia, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào giúp bạn trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và xây dựng pháp luật.
Trong giai đoạn này, quan hệ hợp tác giữa các Viện kiểm sát địa phương của Việt Nam với Viện kiểm sát địa phương của các nước láng giềng cũng được hình thành, đó là hợp tác với Viện kiểm sát tỉnh Hải Ninh, Viện kiểm sát tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc trong việc trao đổi kinh nghiệm công tác kiểm sát.
Xuất phát từ quan điểm đường lối về ngoại giao nói chung của Đảng, giai đoạn này, hợp tác song phương của VKSND Việt Nam chủ yếu với Viện kiểm sát trong khối các nước chủ nghĩa và mới chỉ dừng ở cử và đón các đồn đến thăm và hội đàm, chỉ mới tiến hành hợp tác với 06 đối tác nước ngoài và phạm vi hoạt động còn hạn chế.
Hợp tác đa phương của Viện kiểm sát trong giai đoạn này cũng khá hạn chế và thường chỉ là tham gia vào một số hội nghị quốc tế về công tác kiểm sát do các nước xã hội chủ nghĩa tổ chức như: Hội nghị Viện trưởng VKSND tối cao các nước xã hội chủ nghĩa tại Xôphia, Bungari; Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát các nước xã hội chủ nghĩa tại Matxcơva bàn về hoạt động phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp chế trong phòng ngừa và ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật.
Tóm lại, ngay sau khi mới thành lập, VKSND Việt Nam đã triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế. Trong giai đoạn 1960 - 1986, hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND Việt Nam là hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa, trước hết là Liên Xô và tập trung vào lĩnh vực học tập, trao đổi kinh nghiệm về mơ hình tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát, đấu tranh chống tội phạm và đặc biệt là đào tạo cán bộ, cung cấp một số trang thiết bị công tác cho VKSND tối cao Việt Nam.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay:
Trong giai đoạn đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND có nhiều chuyển biến so với giai đoạn trước. Trước bối cảnh chắnh trị thế giới diễn ra phức tạp, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tan vỡ, VKSND tối cao đã nỗ lực tìm hướng đi cho hợp tác quốc tế của mình. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, bên cạnh việc tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với các nước xã hội chủ nghĩa, VKSND tối cao đã từng bước thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác về pháp luật với nhiều nước và các tổ chức quốc tế khác ở khu vực Tây Âu.
Trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1991, VKSND tối cao tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước có quan hệ truyền thống. VKSND tối cao đã đón tiếp các đồn khách nước ngồi đến thăm và làm việc tại Việt Nam gồm: Đoàn cán bộ Toà án tối cao Lào (1987); Đoàn
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Tiệp Khắc (1987); Đoàn Toà án tối cao Campuchia; Đoàn Bộ Tư pháp Bungari (1988); Đoàn đại biểu Viện kiểm sát tối cao nước Cộng hòa dân chủ Đức (1988); Đồn đại biểu Viện Cơng tố tối cao Campuchia (1989)Ầ
Về đồn ra, có một số hoạt động đáng chú ý như: Đoàn đại biểu VKSND tối cao sang thăm và làm việc với Viện kiểm sát Liên Xơ; Đồn đại biểu VKSND tối cao tham dự Hội nghị quốc tế về tội phạm học ở Cu BaẦ
Bước sang năm 1996, hoạt động hợp tác quốc tế của VKSND đã có những bước chuyển mới. Đồn đại biểu VKSND tối cao thăm và làm việc tại Cộng hoà Pháp. Đoàn đại biểu cấp cao VKSND tối cao thăm và làm việc tại nước Cộng hoà Indonesia và hai bên đã ký kết thoả thuận về hợp tác trong lĩnh vực pháp luật. Trong giai đoạn này, quan hệ hợp tác giữa VKSND tối cao Việt Nam với VKSND tối cao Lào ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn Đoàn đại biểu VKSND tối cao đã ký Biên bản hợp tác với VKSND tối cao Lào gồm những nội dung sau: 1. Hai bên duy trì quan hệ thường xuyên giữa ngành Kiểm sát của hai nước, nhất là trao đổi kinh nghiệm hoạt động kiểm sát của mỗi nước; 2. Lãnh đạo VKSND tối cao của mỗi bên cần hướng dẫn và tạo điều kiện cho các Viện kiểm sát địa phương có chung biên giới quan hệ với nhau, nhằm thơng tin cho nhau tình hình vi phạm và tội phạm ở biên giới, cùng nhau bàn bạc phương hướng giảt quyết; 3. VKSND tối cao Việt Nam nhận giúp VKSND tối cao Lào trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ VKSND tối cao Lào với hình thức thắch hợp tại Việt Nam hoặc tại Lào; 4. VKSND tối cao Việt Nam nhất trắ cử cán bộ, chuyên viên sang thuyết trình, tham gia hội thảo các chuyên đề về công tác kiểm sát tại Lào theo từng nội dung, thời gian mà VKSND tối cao Lào đề nghị.
Viện kiểm sát hai nước Việt Nam và Lào đã liên tục trao đổi các Đoàn cấp cao tới thăm và làm việc với nhau. Từ năm 1998 đến năm 2003, Đoàn cán bộ cấp cao của VKSND tối cao Lào đã sang thăm và làm việc với VKSND tối
cao Việt Nam 04 lần vào các năm 1998, 2000, 2002 và 2003. VKSND tối cao Việt Nam cũng đã sang thăm Lào 02 lần vào các năm 1997 và 2002. Quan hệ hợp tác giữa ngành Kiểm sát hai nước đã góp phần làm bền chặt hơn mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai dân tộc Việt - Lào đã có từ lâu đời.
Quan hệ giữa VKSND tối cao Việt Nam với VKSND tối cao Trung Quốc cũng từng bước được cải thiện và tăng cường, bắt đầu bằng những hoạt động trao đổi thông tin pháp lý tại các hội nghị, hội thảo khoa học tổ chức ở hai nước và trao đổi các Đoàn cấp cao. VKSND tối cao đã tổ chức hội thảo khoa học về một số vấn đề cải cách luật pháp của Trung Quốc, nghe các chuyên gia Trung Quốc trình bày nội dung cải cách pháp luật và thực tiễn kiểm sát việc tuân thủ các quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Trung Quốc. Các đại biểu đã tập trung thảo luận, so sánh, liên hệ với thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật ở Việt Nam.
Trong khoảng thời gian 5 năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa Viện kiểm sát Việt Nam với Viện kiểm sát và Viện Công tố, Cơ quan Tổng Chưởng lý các nước trong khu vực và trên thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ.
Từ năm 2002-2003, VKSND tối cao Việt Nam thăm và ký kết văn bản thoả thuận về hợp tác giữa VKSND tối cao Việt Nam và Viện kiểm sát tối cao Cu Ba; thăm, làm việc và ký Biên bản hợp tác với Viện Cơng tố Hàn Quốc; đón tiếp đồn Viện Cơng tố Vương quốc Đan Mạch thăm và làm việc.
Đáng chú ý, sau một thời gian gián đoạn, quan hệ hợp tác giữa Viện kiểm sát Việt Nam và các nước Đông Âu đã được nối lại. VKSND tối cao Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác với Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga, ký thỏa thuận hợp tác với Tổng Viện kiểm sát Ucraina.
Về quan hệ hợp tác quốc tế của các Viện kiểm sát địa phương cũng được tăng cường, nhất là các Viện kiểm sát có chung đường biên giới với các nước láng giềng. Việc tổ chức giao ban định kỳ giữa các Viện kiểm sát địa phương
hai nước, kịp thời thông báo cho nhau và phối hợp giải quyết các vụ, việc vi phạm và tội phạm, thực hiện các uỷ thác tương trợ tư pháp về hình sự, đào tạo cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật đã góp phần tắch cực vào tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới, tiếp tục xây dựng và củng cố đường biên giới hịa bình, hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.
Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế, một số VKSND tỉnh đã có cơ hội trao đổi, tiếp xúc với những kinh nghiệm tốt của Viện kiểm sát nước bạn trong lĩnh vực thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.
VKSND tối cao Việt Nam đã tổ chức thành cơng Hội nghị VKSND các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam và Lào. Hội nghị tiếp tục khẳng định việc thực hiện có hiệu quả cam kết hợp tác hữu nghị đã được ghi nhận trong các biên bản thỏa thuận hợp tác giữa hai nước và mở ra một diễn đàn thường niên giữa Viện kiểm sát các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào có điều kiện gặp gỡ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, đánh giá khó khăn, thuận lợi trong cơng tác kiểm sát của mỗi tỉnh; tăng cường hợp tác hữu nghị và hợp tác trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới hai nước.
Tổng kết trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2009, VKSND tối cao Việt Nam đã ký kết được 08 thoả thuận hợp tác song phương với Viện kiểm sát tối cao, Viện Cơng tố tối cao và Văn phịng Tổng Chưởng lý các nước. Các Viện kiểm sát địa phương của Việt Nam đã ký 05 biên bản hợp tác với Viện kiểm sát địa phương các nước Trung Quốc và Lào.
Hợp tác đa phương của VKSND tối cao trong giai đoạn này cũng được tăng cường đáng kể bằng việc VKSND tối cao tham dự Hội nghị Tổng Chưởng lý các nước Á - Âu về đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và Hội nghị quốc tế về bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em tổ chức tại Trung Quốc; cử đoàn đi nghiên cứu pháp luật tại Trung Quốc.
Quan hệ hợp tác với cơ quan Công tố các nước ASEAN cũng đã từng bước được thiết lập và củng cố thông qua việc tham gia thường xuyên các Hội nghị thường niên Viện trưởng Viện kiểm sát và Viện Công tố các nước ASEAN và Trung Quốc (bắt đầu từ năm 2004). Chúng ta đã tham gia 03 tuyên bố chung tại các hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện Công tố các nước ASEAN và Trung Quốc và hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Công tố trưởng các nước Á - Âu (ASEM).
Tổ chức thành công Hội nghị Viện trưởng Viện kiểm sát, Viện trưởng Viện công tố các nước ASEAN và Trung Quốc lần thứ 6 tại Hà Nội với sự tham gia của 14 đoàn đại biểu đến từ các nước ASEAN và Trung Quốc. Hội nghị đã bàn thảo về chiến lược chung của Viện kiểm sát, Cơ quan Công tố các nước ASEAN và Trung Quốc để đấu tranh có hiệu quả chống tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường phối hợp trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự để đấu tranh có hiệu quả chống tội phạm xuyên quốc gia. Hội nghị là cơ hội quý báu để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa Cơ quan Công tố, Viện kiểm sát các nước ASEAN và Trung Quốc; tăng cường hiệu quả cơng tác đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia giữa các nước láng giềng có chung đường biên giới quốc gia. Thành cơng của Hội nghị có ý nghĩa lớn về đối nội và đối ngoại đối với VKSND Việt Nam.
Ngoài ra, VKSND tối cao Việt Nam được công nhận là một trong những
thành viên sáng lập (2006) của Hiệp hội các cơ quan chống tham nhũng quốc tế (IAACA) và đã bước đầu thiết lập quan hệ với một số tổ chức quốc tế có uy tắn như Viện nghiên cứu phòng ngừa tội phạm và xử lý người phạm tội khu vực châu Á và Viễn Đông của Liên Hợp quốc (UNAFEI), Hiệp hội Công tố viên quốc tế (IAP)...
Trong giai đoạn này, ngồi việc tiếp tục duy trì quan hệ truyền thống với Viện kiểm sát các nước Lào, Trung Quốc, Cu Ba; sau một thời gian gián đoạn,
VKSND Việt Nam đã nối lại quan hệ với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Đáng chú ý, chúng ta đã chủ động từng bước thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác đa phương, trước hết là với cơ quan Công tố các nước ASEAN.