Đối với các quy định chung về hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự (Chương XXXVI)

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 110 - 111)

của hợp tác quốc tế và Chương XXXVII quy định về các vấn đề tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm và chuyển giao hồ sơ tài liệu, vật chứng của vụ án hình sự trong tố tụng hình sự), đã tạo cơ sở pháp lý để thực hiện một cách thống nhất những cam kết song phương và đa phương của Nhà nước ta như tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chắnh trị đã xác định Ộtổ chức thực hiện tốt các công ước quốc tế, Hiệp định tương trợ tư pháp và các Hiệp định hợp tác phòng, chống tội phạm mà Nhà nước ta đã ký kết hoặc gia nhậpỢ. Khẩn trương tiến hành rà sốt, hệ thống hóa và tổng kết thực tiễn thi hành các điều ước quốc tế và quy định của Bộ luật TTHS 2003 liên quan đến hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, từ đó sửa đổi, bổ sung những quy định khơng còn phù hợp, phát hiện những vấn đề bức xúc trong hoạt động hợp tác quốc tế chưa được pháp luật điều chỉnh, tránh nguy cơ phát sinh khoảng trống pháp luật sau khi đi vào thực tiễn; tiến hành Ộnội luật hóaỢ để thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Đồng thời cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm các nước để kiến nghị với Quốc hội có những quy định phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình sự.

Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật tương trợ tư pháp; đẩy mạnh việc ký kết các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các nước, đặc biệt là các nước có nhiều người Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc làm cơ sở cho hoạt động tương trợ tư pháp.

3.3.2.1. Đối với các quy định chung về hợp tác quốc tế trong hoạt độngtố tụng hình sự (Chương XXXVI) tố tụng hình sự (Chương XXXVI)

Điều 340 quy định về nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự. Trong đó, việc thực hiện nguyên tắc có đi có lại chưa giao cho cơ quan nào thực hiện nguyên tắc này. Đề nghị bổ sung vào đoạn cuối của Điều 340:

Việc áp dụng ngun tắc có đi có lại do Tịa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an quyết định, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong thực hiện tương trợ tư pháp.

Điều 341 quy định về Thực hiện tương trợ tư pháp, nên bổ sung thêm (phần chữ in nghiêng) như sau: Khi thực hiện tương trợ tư pháp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam áp dụng những quy định của điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, quy định của Luật tương trợ tư

pháp và quy định của Bộ luật này.

Điều 342 Bộ luật tố tụng hình sự (Từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp): Luật tương trợ tư pháp 2007 đã quy định các trường hợp cụ thể Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp. Do vậy đề nghị Điều luật này nên quy định gọn lại về những vấn đề chung.

Một phần của tài liệu Hợp tác quốc tế của viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w