Vai trò của vi bằng của Thừa phát lạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 31 - 34)

Điều 28 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định:

“1. Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tịa án xem xét khi giải quyết vụ án. 2. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.”

Việc lập vi bằng của TPL khơng chỉ có vai trị quan trọng khi Tòa án giải quyết vụ án và để thực hiện các giao dịch h p pháp khác theo quy định của pháp luật, ngoài ra, hoạt động lập vi bằng cịn có giá trị đa dạng hóa nguồn cung cấp dịch vụ pháp lý, giúp t chức, cá nhân chủ động tạo lập chứng cứ để bảo vệ quyền và l i ích h p pháp. Cụ thể:

a) Vi bằng có giá trị chứng cứ trong xét xử

Trong hoạt động tố tụng dân sự chứng cứ là cơ sở để Tòa án quyết định việc áp dụng pháp luật trong một quan hệ pháp luật cụ thể nhằm xác định trách nhiệm pháp lý của bên tham gia tố tụng, từ đó xác định hậu quả pháp lý, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Vi bằng là văn bản do TPL lập ra bắt buộc phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức pháp lý và phải cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, khách quan của sự kiện, hành vi đư c ghi nhận. Do đó, vi bằng có độ tin cậy cao hơn những chứng cứ khác do đương sự tự lập ra hoặc lời khai của đương sự và những người làm chứng.

Vi bằng khi đư c lập theo yêu cầu của cá nhân, t chức là nguồn chứng cứ quan trọng, giúp các bên đương sự thu thập, củng cố chứng cứ để cung cấp cho Tòa án, giúp Tòa án thu thập đư c những chứng cứ quan trọng có giá trị chứng minh, b sung cho nguồn chứng cứ hiện hành, phục vụ cơng tác xét xử của Tịa án và các cơ quan trong giai đoạn điều tra.

b) Vi bằng là căn cứ thực hiện các giao dịch hợp pháp khác

Vi bằng do TPL lập có vai trị là căn cứ chứng minh yêu cầu thực hiện nghĩa vụ của một bên trong giao dịch h p pháp, ví dụ:

- Đối với các quy định về nghĩa vụ phải thông báo: Trong Bộ luật Dân sự (BLDS), Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại,… có rất nhiều điều, khoản quy định về trách nhiệm phải thông báo khi tham gia quan hệ pháp luật cụ thể ví dụ: thơng báo về địa điểm thực hiện nghĩa vụ; thông báo về thời gian thực hiện nghĩa vụ; thông báo về đơn phương chấm dứt thực hiện h p đồng;… . Khi lập vi bằng về việc thơng báo thì bên thơng báo có cơ sở pháp lý chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ và không phải chịu hậu quả pháp lý về việc không thông báo, đồng thời, sẽ có căn cứ u cầu bên cịn lại thực hiện nghĩa vụ mà không thể viện lý do không nhận đư c thông báo để trốn trách thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện.

- Đối với việc yêu cầu bồi thường thiệt hại: Trong các hình thức trách nhiệm dân sự, bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm thơng dụng, nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù t n thất về vật chất và t n thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Mặc dù BLDS đã có những quy định khá cụ thể, tuy nhiên, trong thực tế việc xác định thiệt hại và thống nhất về giá trị thiệt hại giữa các bên trong quan hệ bồi thường thiệt hại là khơng dễ dàng. Chính vì vậy việc có một bên thứ ba khách quan, có nghiệp vụ và trách nhiệm pháp lý tham gia xác nhận tình trạng thiệt hại có ý nghĩa rất lớn giúp các bên dễ dàng đạt đư c sự đồng thuận trong quan hệ bồi thường thiệt hại. Vi bằng trong trường h p này giúp cho việc giải quyết các vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt hại đư c đảm bảo giải quyết nhanh chóng, chính xác, khách quan và có tính khả thi cao.

Như vậy, vi bằng có vai trị là căn cứ thực hiện các giao dịch h p pháp khác, góp phần hạn chế tranh chấp giữa các bên liên quan, giúp n định và phát triển các quan hệ pháp luật như: thương mại, dân sự, kinh tế, lao động,…

c) Vi bằng có giá trị đa dạng hóa nguồn cung cấp dịch vụ pháp lý

Trong ngành Tư pháp hiện nay, các dịch vụ sự nghiệp công chủ yếu là các dịch vụ b tr tư pháp như: luật sư, tư vấn pháp luật, giám định tư pháp, công chứng, bán đấu giá,… với những chức năng cụ thể nhằm tr giúp, tạo điều kiện cho hoạt động tư pháp tiến hành thuận l i, nhanh chóng, chính xác. Tuy nhiên, trước khi chế định lập vi bằng của TPL ra đời, chưa tồn tại cơ chế nào giúp người dân chủ động tạo lập chứng cứ để bảo vệ quyền và l i ích h p pháp của mình. Sự ra đời của chế định lập vi bằng đã góp phần đa dạng hóa nguồn cung cấp dịch vụ pháp lý, b sung thêm sự lựa chọn cho người dân khi có nhu cầu tạo lập chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và căn cứ để thực hiện các giao dịch h p pháp khác theo quy định của pháp luật.

Việc các chủ thể trong xã hội chủ động yêu cầu lập vi bằng chính là biện pháp pháp lý đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa những tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai. Trên thực tế, nhiều trường h p, khơng có một hệ thống cơ quan, t chức có thẩm quyền nào giúp người dân, t chức có thể xác lập chứng cứ theo yêu cầu của họ một cách kịp thời và thuận l i, đơn giản, nhanh chóng và khơng hạn chế về thời gian như TPL. Việc lập vi bằng trong những trường h p này của TPL giúp đảm bảo các quyền và l i ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, góp phần hạn chế các tranh chấp pháp lý nảy sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 31 - 34)