Yêu cầu của hoạt động lập vi bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 35 - 37)

Lập vi bằng của TPL quá trình tạo lập vi bằng theo quy trình, cách thức cụ thể để ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế một cách trung thực, khách quan và có một số yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất, hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại phải đảm bảo sự chính xác, trung thực và khách quan

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và căn cứ để thực hiện các giao dịch h p pháp theo quy định của pháp luật, do TPL lập – người có các tiêu chuẩn, đư c Nhà nước b nhiệm và trao quyền để làm các công việc theo quy định của pháp luật. Do đó nội dung của vi bằng phải đảm bảo sự chính xác, trung thực và khách quan.

Nhằm đảm bảo tính sự chính xác, trung thực và khách quan trong quá trình tạo lập vi bằng, hệ thống pháp luật đã có quy định và kiểm sốt chặt chẽ quá trình lập vi bằng như: quy định về trình tự, thủ tục; các trường h p pháp luật cấm lập vi bằng; đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp; cơng khai khung giá về chi phí lập vi bằng;… Tuy nhiên, ý thức và đạo đức nghề nghiệp của TPL là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo sự chính xác, trung thực, khách quan. Nếu ý thức và đạo đức nghề nghiệp của TPL bị xem nhẹ sẽ dễ dẫn đến việc phá vỡ các quy tắc, khơng đảm bảo sự chính xác, trung thực và khách quan để tranh thủ đoạt l i trong hoạt động lập vi bằng và dẫn đến những hậu quả pháp lý bất l i khi sử dụng vi bằng.

Thứ hai,hoạt động lập vi bằng phải tuân thủ phạm vi về mặt nội dung

Với tính chất là văn bản do TPL lập, nhằm ghi nhận những sự kiện, hành vi làm chứng cứ, căn cứ thực hiện các giao dịch dân sự khác, theo đó, phạm vi nội dung vi bằng rất đa dạng, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhằm mục đích tạo cơ chế để đảm bảo sự chính xác, trung thực và khách quan khi TPL lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi liên quan đến quyền, l i ích của bản thân và những người thân thích; thống nhất giữa việc lập vi bằng và các nội dung cấm, hạn chế khác theo quy định của pháp luật và tránh việc ghi nhận sai nội dung dẫn đến sử dụng vi bằng khơng chính xác pháp luật đã quy định một số trường h p không đư c lập vi bằng buộc TPL phải tuân thủ như:

- TPL không đư c nhận làm những việc liên quan đến quyền, l i ích của bản thân và những người là người thân thích của mình;

- Các trường h p vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; - Vi phạm bí mật đời tư theo quy định của BLDS;

- Các trường h p thuộc thẩm quyền công chứng của t chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)