Thẩm quyền về mặt nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 51 - 56)

Lập vi bằng là một lĩnh vực rất quan trọng, cho phép TPL tạo lập chứng cứ về một sự việc thực tế đã xảy ra theo yêu cầu trực tiếp của một cá nhân hoặc đư c Tòa án chỉ định tiến hành lập vi bằng nhằm cung cấp chứng cứ về một sự việc thực tế. Về nội dung của vi bằng, nhiều nước quy định theo

hướng g i mở, tức TPL đư c ghi nhận tất cả những nội dung mà không thuộc phạm vi cấm của pháp luật và đạo đức xã hội.

Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, TPL có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ những trường h p sau: i) các trường h p quy định những việc TPL không đư c làm Điều 6 Nghị định 61/2009/NĐ-CP ; ii các trường h p vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội; iii các trường h p thuộc thẩm quyền công chứng của t chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp và iv các trường h p khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, việc lập vi bằng của TPL có phạm vi về mặt nội dung rất rộng. Bao gồm tất cả các sự kiện, hành vi đều có thể đư c lập vi bằng. Trừ các trường h p cụ thể sau:

Một là, TPL không đư c nhận làm những việc liên quan đến quyền, l i

ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: V , chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ơng ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cơ, dì và anh, chị, em ruột của TPL, của v hoặc chồng của TPL; cháu ruột mà TPL là ông, bà, bác, chú, cậu, cơ, dì.

Việc pháp luật quy định trường h p trên nhằm đảm bảo sự chính xác, trung thực và khách quan của TPL khi lập vi bằng, tránh trường h p TPL vì có quyền, l i ích liên quan đến bản thân và những người thân thích mà lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sai sự thật, thiếu khách quan và trung thực.

Hai là, các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng

An ninh, quốc phòng đư c hiểu là sự n định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh th của T quốc. Bảo vệ an ninh, quốc phòng là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, t

chức, cơng dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Để hướng dẫn TPL thực hiện quy định trên, BTP đã ban hành Công văn số 4003/BTP-TCTHADS ngày 19/9/2014 hướng dẫn một số nội dung liên quan đến hoạt động lập vi bằng của TPL. Theo đó, khi lập vi bằng TPL lưu ý:

Không lập vi bằng các trường h p vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng theo quy định của pháp luật về an ninh, quốc phòng, như: Việc lập vi bằng xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phịng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an tồn của cơng trình quốc phịng và khu vực qn sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ cơng trình quốc phịng và khu quân sự.

Các nội dung trên đư c các văn bản luật chuyên ngành quy định cụ thể về việc các t chức và cá nhân phải có trách nhiệm thực hiện, việc vi phạm các quy định trong các lĩnh vực này sẽ phải chịu các chế tài theo quy định của pháp luật.

Ba là, việc lập vi phạm của Thừa phát lại phải đảm bảo ngun tắc tơn trọng bí mật đời tư của cá nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự

Về quyền đối với bí đời tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đư c tơn trọng và pháp luật bảo vệ. Theo quy định tại Điều 38 BLDS năm 2015 Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình đã khẳng định “Đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ”, “Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an tồn và bí mật” và “Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng”.

Căn cứ quy định của BLDS, TPL trong khi thực hiện việc lập vi bằng phải tôn trọng và bảo đảm quyền đối với đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân theo quy định. Cụ thể đư c chia thành 06 nhóm cơ bản sau:

Nhóm 1: Các hành vi tự ý bóc, mở, đọc, nghe trộm các thơng tin bí mật đời tư của người khác như: thư tín, điện tín, điện thoại, nhật ký, cuộc hẹn, di chúc…

Nhóm 2: Các hành vi sử dụng các phương tiện điện tử để quay phim, chụp ảnh, ghi âm… nhằm khai thác thông tin cá nhân của người khác khi không đư c họ đồng ý.

Nhóm 3: Các hành vi tiết lộ thông tin của người khác trên các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, báo, mạng internet…

Nhóm 4: Các hành vi tự ý lưu giữ, sao chép các thơng tin bí mật đời tư của người khác.

Nhóm 5: Các hành vi mua bán, trao đ i những thông tin, tư liệu đời tư của người khác.

Nhóm 6: Các hành vi xâm nhập và lấy cắp những thông tin cá nhân của người khác. [53]

Việc vi phạm quy định về bảo vệ bí mật đời tư trong lập vi bằng khi chưa đư c cá nhân cho phép có thể gây t n hại về mặt tinh thần hay vật chất của người khác trong hiện tại hoặc tương lai. Do đó, pháp luật đã quy định đây là một trong những trường h p TPL không đư c lập vi bằng, nhằm bảo vệ quyền và l i ích chính đáng của cá nhân. Nếu TPL lập vi bằng đối với những sự kiện, hành vi vi phạm bí mật dời tư sẽ dẫn đến hậu quả vi bằng khơng có hiệu lực pháp lý và người lập vi bằng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngoài đư c quy định tại BLDS, bảo đảm bí mật đời tư hay quyền riêng tư của cá nhân cịn đư c các cơng ước quốc tế và pháp luật của nhiều một số quốc gia quy định. Trong Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 UDHR , Điều 12 ghi nhận: “Không ai phải chịu sự can thiệp một cách

tùy tiện vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân; mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy”.

Trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), Điều 17 nêu rằng: “Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp

pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”.

Như vậy, về cơ bản, Tuyên ngôn UDHR và Công ước ICCPR đều ghi nhận mỗi người đều đư c bảo vệ về những điều riêng tư trong đời sống cá nhân, gia đình, nơi ở và thư tín. Cả hai văn bản này đều có hiệu lực trên lãnh th Việt Nam, mỗi cá nhân đều đư c Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền riêng tư này.

Nội luật hóa Tun ngơn UDHR và Công ước ICCPR, tại Điều 21 Hiến pháp 2013 ghi nhận “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống

riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình” và “2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thơng tin riêng tư khác”.

Bốn là, các trường h p thuộc thẩm quyền công chứng của t chức hành

nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp Nghị định 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 có nhiều nội dung thay đ i quan trọng liên quan đến hoạt động lập vi bằng, đáng chú ý là phạm vi thẩm quyền lập vi bằng bị thu hẹp hơn so với Nghị định 61/2009/NĐ-CP, tức

là b sung quy định TPL không đư c lập vi bằng “các trường hợp thuộc thẩm

quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp”.

Để hướng dẫn TPL thực hiện quy định trên, BTP đã ban hành Công văn số 1128/BTP-TCTHADS ngày 18/01/2014 và Công văn số 4003/BTP- TCTHADS ngày 19/9/2014 hướng dẫn một số nội dung liên quan đến hoạt động lập vi bằng của TPL. Theo đó, để việc lập vi bằng không chồng chéo với hoạt động công chứng chứng thực, l i dụng việc lập vi bằng để thực hiện các giao dịch mà pháp luật không cho phép, TPL cần chú ý:

- Không lập vi bằng để chứng nhận tính xác thực, tính h p pháp của h p đồng, giao dịch; khơng xác nhận chữ ký, bản sao từ bản chính (là những việc thuộc thẩm quyền công chứng của t chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp).

- Không lập vi bằng các sự kiện, hành vi nhằm thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng trừ trường h p sự kiện, hành vi trái pháp luật do người khác thực hiện ảnh hưởng đến quyền, l i ích h p pháp của người yêu cầu lập vi bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)