Giai đoạn trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 37 - 39)

TPL với tính chất là một nghề chuyên môn pháp lý để thực hiện các cơng việc hành chính – pháp lý liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án, bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ khi Vua Tự Đức ký Hòa ước ngày 05/6/1862 dựa trên cơ sở kế thừa, học hỏi kinh nghiệm về TPL của Pháp và có những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Thơng báo tịa khai mạc và bế mạc, gọi các đương sự, nhân chứng, thi hành lệnh giữ trật tự tại tòa;

- Tống đạt các giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án; - Lập các vi bằng theo quy định của pháp luật;

- Phát mại động sản hay bất động sản và trực tiếp thi hành các bản án, quyết định của tòa án. [4]

Như vậy, trong giai đoạn này, lập vi bằng là một nhiệm của TPL và đư c ghi nhận cụ thể trong: “Bộ dân sự tố tụng Nam Việt”, ban hành kèm

Nghị định ngày 16/3/1910 (Nam Kỳ ; “Bộ dân luật Trung năm 1936 -

1939”, ban hành kèm Bộ hộ sự, thương sự tố tụng Trung Việt năm 1942

(Trung Kỳ); “Bộ dân luật Bắc năm 1931”, ban hành kèm Bộ dân sự tố tụng Bắc năm 1917 Bắc Kỳ); Nghị định 111/BTP-NĐ ngày 04/02/1950 của Bộ Tư pháp; Bộ luật Dân sự và thương sự tố tụng năm 1972 thay thế Bộ dân sự

tố tụng Nam Việt ngày 16/3/1972) [6]. TPL tồn tại ở Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến năm 1950 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam. Cụ thể:

- Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, theo Sắc lệnh 130/SL ngày 19/7/1946, chế định lập vi bằng của TPL tồn tại cùng với chế định TPL và do Bộ Tư pháp (BTP) quản lý. Điều 1 của Sắc lệnh trên quy định:

Các bản sao hoặc trích lục bản án do các phịng lục sự phát cho các đương sự để thi hành các án, hoặc mệnh lệnh các tòa án hộ đều phải có thể thức thi hành, ấn định như sau: “Vậy, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa truyền cho các Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự thi hành bản án này, các ông chưởng lý và biện lý kiểm sát việc thi hành án, cai trị chỉ huy binh lực giúp đỡ mỗi khi đương sự chiếu luật yêu cầu…”.

Như vậy, Sắc lệnh 130/SL ngày 19/7/1946 chính là văn bản pháp lý đầu tiên đánh dấu sự ra đời (thừa nhận) về t chức của TPL và hoạt động lập vi bằng trong chế độ mới.

- Cho đến năm 1950, ở miền Bắc chấm dứt sự tồn tại của chế định TPL thông qua việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về “Cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng”, theo đó, chế định lập vi bằng của TPL cũng chấm dứt [22; Đ19].

- Ở miền Nam, chế định lập vi bằng của TPL tiếp tục đư c duy trì dưới chính quyền Sài Gịn dựa trên Nghị định 111 ngày 08/3/1949, Bộ luật Dân sự, Thương sự tố tụng và Bộ luật Hình sự tố tụng năm 1972, cho đến năm 1975, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam thành cơng, thống nhất đất nước.

Trước năm 1975, một trong những chức năng quan trọng của TPL là lập vi bằng. Về việc lập vi bằng của TPL thời gian này, Điều 86 Bộ Dân luật

năm 1972 “Người được doãn chấp phải xin chức dịch xã hoặc nhờ Thừa phát

lại hay chưởng khế làm bản kê khai và trị giá những động sản và bất động sản được doãn chấp, trước khi bắt đầu chấp hữu”. Đây là công việc TPL làm

theo yêu cầu của Tòa án hoặc theo yêu cầu của các cá nhân, t chức. Công việc này rất đa dạng và có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc cung cấp chứng cứ, có thể phân tích t ng thể làm 03 loại cơng việc như sau:

Thứ nhất, cáo tri thông cáo các ý định và các hành vi đã đư c thực

hiện đối với một đối tư ng như thông báo cho người thuê nhà biết ý định chấm dứt h p đồng khi hết hạn, thông báo cho người thuê biết ý định của chủ nhà để người thuê sử dụng quyền tiên mãi ưu tiên hoặc đốc thúc con n phải trả n .

Thứ hai, sưu tầm xác định các sự kiện, bằng chứng để đối chứng trước

tòa, như sưu tầm tài liệu tại các cơ quan, chất vấn lấy lời khai của nhân chứng,...

Thứ ba, vi chứng các sự kiện thực tế như làm vi bằng công chứng về

các thiệt hại về tài sản, vi bằng công chứng về việc lấn chiếm đất đai, vi bằng cơng chứng về tình trạng ngoại tình,... [29]

Tuy nhiên, trong các cơng việc này, có việc chỉ thi hành khi có lệnh của Tòa án cho phép, chẳng hạn như sưu tầm tài liệu tại các cơ quan, nhưng cũng có những cơng việc mà TPL đư c làm theo triệu dụng của cá nhân như lập vi bằng công chứng các thiệt hại về hiện trạng tài sản,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 37 - 39)