Giai đoạn từ năm 1975 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 39 - 43)

Từ năm 1975, chế định TPL chấm dứt thi hành ở Việt Nam, cụ thể, ở miền Bắc thông qua việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950 về “Cải cách bộ máy tư pháp và luật tố tụng” và chấm dứt hoàn

toàn ở miền Nam vào năm 1975, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ giải phóng miền Nam thành công, thống nhất đất nước.

Cho đến những năm đầu của thế kỷ XXI, theo quan điểm truyền thống trong lĩnh vực luật cơng Luật Hiến pháp, Luật Hình sự,… để bảo vệ l i ích cơng, Nhà nước phải dùng các nguồn lực công công chức nhà nước, ngân sách nhà nước,… còn trong lĩnh vực luật tư Luật Dân sự, Luật Hơn nhân và gia đình thì cá nhân, t chức phải dùng các nguồn lực của mình để tự mình hoặc th những người có hiểu biết, kỹ năng bảo vệ các quyền và l i ích h p pháp của mình. Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện phát triển đội ngũ và các t chức nghề nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý để hỗ tr cá nhân, t chức trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lư c cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định Tòa án với nhiệm vụ xét xử là trọng tâm của công cuộc cải cách tư pháp và tranh tụng dân chủ, bình đẳng là khâu đột phá của cải cách tư pháp. Thực tiễn xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp trong thời gian vừa qua cho thấy việc áp dụng mơ hình tố tụng tại phiên tịa theo hướng thẩm vấn kết h p với tranh tụng, đã bước đầu có những tác động tích cực: Những người tham gia tố tụng – các đương sự và luật sư, người đại diện, bảo vệ của các đương sự – đã thu thập các chứng cứ, tình tiết của vụ án và đã sử dụng chúng để tranh tụng tại phiên tịa; trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử đã ra các phán quyết chính xác, khách quan hơn. Vì vậy, chất lư ng xét xử của Tòa án các cấp đã đư c nâng lên một bước, giảm các vụ, việc oan, sai.

Thể chế hóa Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lư c cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội đã ban hành BLDS năm 2005, BLTTDS năm 2004 và các văn bản pháp luật khác đã quy định những nguyên tắc cơ bản trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự. Một trong những nguyên tắc đó là việc đương sự có quyền và trách nhiệm cung cấp chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và l i ích h p pháp của mình.

Tuy nhiên, pháp luật lại chưa quy định cơ chế hữu hiệu để các cá nhân, t chức thực hiện việc tạo lập, thu thập các chứng cứ nhằm chủ động bảo vệ quyền và l i ích h p pháp của mình. Việc thu thập chứng cứ đòi hỏi những kỹ năng và sự tuân thủ các trình tự, thủ tục nhất định nên trong nhiều trường h p các t chức, cá nhân rất khó tự mình thu thập chứng cứ hoặc nếu có, thu thập đư c nhưng khơng theo đúng quy định của pháp luật thì vẫn khơng đư c coi là có giá trị pháp lý.

Do đó, Nghị quyết 49-NQ/TW đã định hướng: “Tiếp tục hoàn thiện thủ

tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…”. Một trong những

loại hình dịch vụ hỗ tr các cá nhân, t chức tạo lập, thu thập chứng cứ chính là hoạt động lập vi bằng chứng thư do TPL – người có thẩm quyền, có đủ tiêu chuẩn, kỹ năng nghiệp vụ đư c Nhà nước b nhiệm – thực hiện theo yêu cầu của cá nhân, t chức. Các chứng cứ này sẽ giúp cho các đương sự, kể cả giúp cho luật sư của họ, có cơ sở bảo vệ quyền và l i ích của mình, giúp cho Tịa án, cơ quan nhà nước khác giải quyết những việc liên quan đến người dân đư c khách quan, chính xác, kịp thời, phù h p với pháp luật. Đồng thời, TPL ra đời cịn góp phần giảm thiểu việc Thẩm phán phải tự mình xác minh, thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự, hạn chế việc tiếp xúc của Thẩm phán với đương sự ngồi Tịa án. Khi cần xác minh một vụ việc, một sự kiện nào đó Tịa có thể triệu tập TPL để làm việc và có thể n tâm về độ chính xác của vi bằng do TPL lập theo quy định của pháp luật tố tụng.

Thể chế hóa chủ trương của Đảng, ngày 14/11/2008 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó có quy định:

“Để triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa một số cơng việc có liên quan đến thi hành án dân sự, giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên) tại một số địa phương. Việc thí điểm được thực hiện từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (01/7/2009) đến ngày 01/7/2012. Chính phủ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm và báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định”.

Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/QH12 về Thi hành Luật Thi hành án dân sự, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 19/02/2009 phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại

Thành phố Hồ Chí Minh”. Đề án đư c xây dựng dựa trên việc nghiên cứu

tiếp thu các yếu tố h p lý của chế định TPL đã từng tồn tại ở Việt Nam thời kỳ trước năm 1950 và tiếp tục ở miền Nam cho đến năm 1975, đồng thời có sự điều chỉnh, b sung các nội dung mới phù h p với tình hình kinh tế – xã hội và yêu cầu cải cách tư pháp, cải cách hành chính. Theo đó, TPL là người có đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định, đư c Nhà nước b nhiệm để làm các công việc về: i Xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự; ii Tống đạt giấy tờ của Tòa án và của cơ quan thi hành án dân sự cho đương sự; iii Lập vi bằng có giá trị chứng cứ chứng minh trong xét xử và iv Các công việc khác theo quy định của pháp luật. Chế định TPL đư c nghiên cứu, t chức thực hiện với mục tiêu tạo lập một cơ chế hỗ tr , giảm tải cơng việc cho Tịa án và các cơ quan thi hành án dân sự nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử và thi hành án dân sự phù h p với chủ trương cải cách tư pháp và cải cách hành chính. Hỗ tr người dân chủ động thực hiện đúng đắn các quyền, nghĩa vụ vả bảo vệ các quyền, l i ích h p pháp của mình trong q trình tố tụng nói riêng và trong quan hệ với các cơ quan nhà nước và các quan hệ dân sự khác nói chung, đồng thời tạo ra một

nghề mới trong xã hội, mở rộng khả năng lựa chọn dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư pháp nhằm đảm bảo tốt nhất quyền, l i ích h p pháp của mình.

Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội và Đề án đã đư c phê duyệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 về t chức và hoạt động của Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghị định này quy định về TPL, VP TPL; phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của TPL; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát đối với hoạt động của TPL thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)