Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 89 - 95)

Biểu đồ 3.1 Kết quả hoạt động của Văn phòng Thừa phát lạ

3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lạ

bằng của Thừa phát lại

3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại của Thừa phát lại

i) Lập vi bằng đối với các trường hợp Thừa phát lại không trực tiếp chứng kiến nội dung sự kiện, hành vi

Nhằm thống nhất cách hiểu về những trường h p TPL không trực tiếp chứng kiến sự kiện, hành vi mà lập vi bằng thông qua lời kể người khác. Đồng thời, đảm bảo việc tạo nguồn chứng cứ trong cơng tác thu thập lời khai, lời trình bày,… của các đương sự. Đề nghị sửa đ i, b sung quy định “Thừa

phát lại không được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi mà mình khơng trực tiếp chứng kiến hoặc những sự kiện, hành vi chỉ thông qua lời kể của người khác” theo hướng đối với những hành vi, sự kiện chỉ thông qua lời kể của người khác về một sự kiện, hành vi mà TPL không trực tiếp chứng kiến, TPL đư c phép lập vi bằng đối với hành vi kể lại. Tuy nhiên, trong vi bằng cần phải nêu rõ phạm vi trách nhiệm của TPL trong việc lập vi bằng. Nội dung sự kiện, hành vi trong lời kể, lời tường thuật thì do cá nhân kể lại chịu trách nhiệm.

ii) Lập vi bằng đối với sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ

Về vấn đề phạm vi thẩm quyền lập vi bằng đối với sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ, cần nhận thức rõ hoạt động thi hành công vụ của cán bộ, cơng chức có tính chất đặc biệt, nhằm thực thi quyền lực nhà nước, đòi hỏi mọi cơ quan, t chức, cá nhân tôn trọng và tuân thủ yêu cầu của người thi hành công vụ. Việc cho phép TPL lập vi bằng sẽ dẫn đến việc gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, cán

bộ công chức, thậm chí có thể gây ra tình trạng phức tạp tại các địa điểm cơ quan nhà nước hay địa điểm đang đư c thực thi cơng vụ.

Bên cạnh đó, chế định TPL đư c tạo ra với mục tiêu xã hội hóa hoạt động b tr tư pháp, giúp giảm tải cơng việc cho Tịa án, cơ quan thi hành án dân sự và tạo cơ chế để người dân, t chức tạo lập chứng cứ, chủ động bảo vệ quyền và l i ích của mình khi tham gia quan hệ tố tụng và các quan hệ pháp luật khác. Nếu cho phép TPL lập vi bằng đối với sự kiện, hành vi của cán bộ công chức khi thực thi công vụ tức đã chuyển từ chế định hỗ tr người dân và cơ quan nhà nước thành chế định mang chức năng giúp người dân giám sát cơ quan nhà nước. Việc giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước hiện đã có nhiều cơ chế và đư c pháp luật quy định như hoạt động theo dõi, giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận T quốc Việt Nam, các t chức thành viên của Mặt trận và nhân dân thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,…

Đồng thời, qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước có hoạt động TPL, việc kiểm sốt hoạt động của cán bộ, cơng chức khi thi hành công vụ cũng đư c thực hiện theo những cơ chế khác nhau mà không trao quyền này cho TPL.

Vì vậy, đề nghị khơng nên quy định thẩm quyền lập vi bằng của TPL đối với sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức khi thực thi cơng vụ.

iii) Về phạm vi bí mật đời tư thuộc phạm vi cấm trong hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại

Đời tư và bí mật đời tư của cá nhân là quyền nhân thân gắn liền với mỗi công dân, đư c pháp luật bảo vệ và bất khả xâm phạm. Đư c ghi nhận trong các công ước quốc tế và đư c pháp luật Việt Nam bảo vệ bằng Hiến pháp và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Vì vậy, trong hoạt động lập vi

bằng, TPL không chỉ tuân thủ theo quy định của BLDS mà còn phải tuân thủ đầy đủ quy định của Hiến pháp và các văn bản liên quan.

Theo quy định của Nghị định 61/2009/NĐ-CP đư c sửa đ i, b sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP, TPL khi lập vi bằng phải tuân thủ theo quy định tại Điều 38 của BLDS về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Về quy định trên, đề nghị mở rộng phạm vi bí mật đời tư TPL phải tuân thủ theo tinh thần của Hiến pháp 2013, và các văn bản liên quan.

iv) Về phạm vi địa hạt lập vi bằng của Thừa phát lại

Việc quy định TPL đư c thực hiện các cơng việc của mình trong phạm vi tỉnh/thành phố nơi đặt VP TPL như hiện nay xuất phát từ mục đích tạo điều kiện thuận l i cho hoạt động của TPL và hoạt động quản lý, hướng dẫn hoạt động TPL của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, theo kinh nghiệm các nước đang t chức thực hiện chế định TPL, hoạt động của TPL gắn chặt với việc hỗ tr hoạt động của Tòa án nên nhiều nước quy định thẩm quyền địa hạt TPL theo thẩm quyền của tòa án nơi TPL đăng ký hoạt động.

Đối với hoạt động tống đạt, thi hành án dân sự, việc quy định như hiện nay là h p lý, bởi hoạt động trên gắn chặt với hoạt động của Tòa án và hiện thẩm quyền của Tòa án cũng đư c t chức theo địa hạt. Đối với hoạt động lập vi bằng, với tính chất là văn bản ghi nhận tính xác thực của sự kiện, hành vi do người có năng lực, trình độ đư c nhà nước b nhiệm thì trong thời gian tới, cân nhắc quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền hoạt động lập vi bằng ra ngoài phạm vi tỉnh/thành phố nơi đặt VP TPL. Tuy nhiên, việc mở rộng phạm vi cũng phải tính đến các yếu tố quy hoạch t chức hành nghề TPL tại các địa phương, tránh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các TPL tại các địa bàn khác nhau.

v) Trình tự thủ tục đối với trường hợp lập vi bằng trong những tình huống đột xuất, khẩn cấp

Một số trường h p có hành vi, sự kiện có các dấu vết dễ biến mất, cần đòi hỏi phải tiến hành việc lập vi bằng ngay lập tức để kịp thời ghi nhận chính xác sự kiện, hành vi đề nghị pháp luật cho phép và cơng nhận hình thức “thỏa

thuận miệng” giữa các bên. Tức là khi phát sinh tình huống khẩn cấp cần lập

vi bằng, đương sự có thể đề nghị TPL đến lập vi bằng ngay mà chưa cần phải ký biên bản thỏa thuận. Việc ký biên bản thỏa thuận h p đồng sẽ đư c hoàn tất ngay sau khi lập vi bằng. Nếu sau đó hai bên khơng thống nhất đư c các điều khoản cơ bản của h p đồng thì TPL có thể hủy kết quả lập vi bằng.

vi) Về quy định đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp

Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đ i khoản 5 Điều 26 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, theo đó Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định; vi bằng không đư c gửi đúng thời hạn để đăng ký. Việc từ chối phải đư c thông báo ngay bằng văn bản cho VP TPL và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Tuy nhiên, bởi còn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp, vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động này, đề nghị áp dụng hình thức đăng ký vi bằng sẽ chỉ đăng ký về mặt thủ tục. Vi bằng sau khi đư c lập thì VP TPL có trách nhiệm đăng ký 01 bản chính tại Sở Tư pháp để lưu trữ, Sở Tư pháp khơng có quyền từ chối đăng ký vi bằng. Đồng thời, b sung trách nhiệm công khai thông tin đăng ký vi bằng trên c ng thông tin đăng ký vi bằng của Sở Tư pháp và trang thông tin điện tử của VP TPL.

Việc đăng ký vi bằng về mặt thủ tục sẽ giúp Nhà nước thực hiện việc thống nhất theo dõi tình hình hoạt động của các VP TPL và quản lý hoạt động lập vi bằng TPL thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra khi phát hiện quá trình lập vi bằng của TPL có nhiều sai sót về phạm vi, thẩm quyền. Tăng tính

chủ động trong hoạt động lập vi bằng và nâng cao trách nhiệm của TPL trong hoạt động chuyên môn này. Đồng thời, vi bằng có giá trị ngay sẽ phục vụ người có yêu cầu lập vi bằng nhanh chóng, kịp thời.

vii) Thành lập quỹ bảo hiểm nghề nghiệp Thừa phát lại

Để đảm bảo tâm lý cho TPL khi thực hiện các công việc nghề nghiệp của mình. Cần nghiên cứu hình thành quỹ bảo hiểm nghề nghiệp đối với các TPL nhằm đảm bảo phòng rủi ro cho khách hàng và bản thân TPL trong trường h p gây ra thiệt hại lớn.

Theo kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp, quỹ bảo hiểm trách nhiệm của TPL do Hội đồng TPL Quốc gia lập ra và quản lý, đư c hình thành bởi đóng góp của chính các TPL, dùng để bảo đảm trách nhiệm về mặt tài chính của TPL đối với các sai sót gây thiệt hại cho khách hàng trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ. Nếu có thiệt hại xảy ra quỹ này sẽ trả trực tiếp cho đối tư ng chịu thiệt hại và mua bảo hiểm cho khoản bồi thường lớn. Mức đóng góp cho quỹ này đư c tính theo doanh thu của các TPL. [54]

viii) Nghiên cứu ban hành Luật về Thừa phát lại tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động lập vi bằng và các hoạt động khác của Thừa phát lại

Với những tác động tích cực đối với kinh tế - xã hội trong thời gian qua, chế định TPL đã đư c khẳng định là một chủ trương đúng đắn, phù h p với bối cảnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, trong thời gian qua, đã có những bất cập xuất phát từ sự khơng đồng bộ, chưa hồn thiện của thể chế về TPL. Cụ thể là t chức và hoạt động của TPL chỉ đư c điều chỉnh bằng Nghị định của Chính phủ, trong khi đó, các lĩnh vực hoạt động chính của TPL liên quan đến quyền con người, quyền công dân đều đư c điều chỉnh bằng Luật Luật Thi hành án dân sự, BLTTDS,... . Chính bất cập về thể chế này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

của TPL, chưa phù h p với quy định của Hiến pháp và tạo ra sự xung đột về pháp luật.

Những bất cập này đòi hỏi cần ban hành Luật về TPL nhằm đảm bảo sự đồng bộ của pháp luật, giải quyết những bất cập, đảm bảo sự phát triển n định, lâu dài của TPL trong bối cảnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính hiện nay.

ix) Bổ sung các hành vi vi phạm trong hoạt động của Thừa phát lại và lập vi bằng trong Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp

Nghị định 110/2013/ NĐ-CP và Nghị định 67/2015/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực b tr tư pháp, thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình,… hiện cịn bỏ trống những hành vi vi phạm trong lĩnh vực TPL. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài, để đảm bảo trật tự quản lý nhà nước đề nghị b sung những nội dung cơ bản về vi phạm trong việc lập vi bằng vào trong Nghị định 110/2013/ NĐ-CP và Nghị định 67/2015/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực b tr tư pháp, thi hành án dân sự, hôn nhân gia đình,… Cụ thể:

- B sung đối tư ng bị xử phạt vi phạm hành chính:

+ Cá nhân, t chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực lập vi bằng; + TPL, Thư ký TPL, VP TPL vi phạm hành chính trong hoạt động lập vi bằng.

- B sung các hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động lập vi bằng, bao gồm các nhóm hành vi chính như: gian dối, không trung thực khi cung cấp thông tin yêu cầu lập vi bằng; ngụy tạo hiện trường, bằng chứng để yêu cầu lập vi bằng; sửa chữa, tẩy xóa vi bằng,…

- Đối với hành vi vi phạm của VP TPL, TPL, Thư ký TPL, tập trung vào các nhóm hành vi sau: vi phạm về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng; vi phạm về trình tự, thủ tục lập vi bằng; vi phạm về cơng tác lưu trữ, sửa chữa,

tẩy xóa làm sai lệch nội dung vi bằng; lập vi bằng khi không trực tiếp chứng kiến sự việc, hành vi; lừa dối khách hàng trong q trình lập vi bằng; khơng thực hiện chế độ báo cáo, thống kê theo quy định của nhà nước; cung cấp thông tin sai lệch cho khách hàng về giá trị vi bằng…

Ngồi xử phạt vi phạm hành chính, các chủ thể có hành vi vi phạm phải khắc phục thiệt hại, bồi thường thiệt hại nếu có , bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi vi phạm đủ cấu thành tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 89 - 95)