Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP, “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập”, tức chủ thể có quyền lập vi bằng theo quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ có thể là TPL.
TPL ở Việt Nam cũng tương tự ở hầu hết các nước, đều thực hiện chức năng b tr cho hoạt động tư pháp và hỗ tr người dân tiếp cận pháp luật, tư pháp, gọi chung là chức năng b tr tư pháp. Để thực hiện chức năng này, TPL có hai nhóm nhiệm vụ: Các nhiệm vụ độc quyền chỉ do TPL thực hiện và các nhiệm vụ không phải là độc quyền của TPL. [34]
Các nhiệm vụ độc quyền của TPL bao gồm 2 nhiệm vụ mang tính chất truyền thống là dịch vụ về tống đạt văn bản và thi hành các bản án, quyết định theo yêu cầu của Tòa án. Đây là các nhiệm vụ mà TPL đư c nhà nước ủy quyền đại diện cho quyền lực công khi thi hành.
Các nhiệm vụ không độc quyền của TPL bao gồm các nhiệm vụ khác khơng mang tính chất độc quyền trên cơ sở thỏa thuận giữa TPL với t chức, cá nhân. Các hoạt động này khá đa dạng, trong đó, ph biến là lập vi bằng và một số nhiệm vụ khác đảm nhận việc đại diện cho các bên ở một số Tòa án hoặc thực hiện tư vấn pháp lý; thực hiện một số hoạt động mang tính chất phụ tr khác nhằm đảm bảo nguồn thu cho hoạt động của VP TPL, chẳng hạn thu hồi các khoản n theo thỏa thuận cá nhân; soạn thảo các văn bản, tài liệu; quản lý bất động sản; làm đại lý bảo hiểm; dịch vụ hòa giải theo yêu cầu;… .
Để đảm bảo vi bằng đư c lập theo đúng thẩm quyền và thủ tục quy định, một trong các vấn đề mà các quốc gia có áp dụng chế định TPL nói chung và
Việt Nam nói riêng quan tâm đó là quy định tiêu chuẩn đối với TPL – chủ thể có thẩm quyền lập vi bằng. Về tiêu chuẩn đối với người hành nghề TPL, nhìn chung các quốc gia đư c nghiên cứu quy định theo 03 nhóm tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn chung (về tư cách công dân, độ tu i, lý lịch và khả năng phù h p nghề nghiệp), tiêu chuẩn về chun mơn trình độ chun mơn nghề nghiệp, đào tạo, bằng cấp, chứng chỉ) và tiêu chuẩn về đạo đức (tiền sử khơng có các vi phạm pháp luật và đạo đức..). Những tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo các hoạt động của TPL đáp ứng đư c mục tiêu hỗ tr hoạt động tư pháp và tuân thủ các quy định của luật pháp.
- Ở Pháp, quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời nghề TPL quy định, người nào muốn trở thành TPL phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn về chuyên môn. [54]
i) Các tiêu chuẩn chung: Là công dân Pháp theo Bộ luật quốc tịch;
chưa từng bị kết án hình sự hoặc bị áp dụng biện pháp kỷ luật; chưa từng thực hiện hành vi trái danh dự, vi phạm nguyên tắc trung thực hoặc thuần phong mỹ tục và chưa từng bị phá sản cá nhân.
ii) Các tiêu chuẩn về chuyên môn: Người muốn hành nghề TPL đã đáp
ứng các điều kiện chung cịn phải có bằng đại học theo quy định, tiến hành thực tập và thi đỗ kỳ thi sát hạch chuyên môn, trừ các trường h p đư c miễn toàn bộ hoặc một phần các điều kiện này. Cụ thể:
Có bằng Master 1 về luật hoặc bằng tương đương và phải có bằng này trước khi bắt đầu thực tập. Thời gian thực tập hành nghề TPL là 02 năm và ít nhất một nửa thời gian thực tập đư c tiến hành tại một VP TPL và nửa còn lại tại một văn phịng cơng chứng, nhân viên bán đấu giá, luật sư tại Tòa án phúc thẩm, luật sư, kế tốn, cơ quan hành chính nhà nước, bộ phận pháp chế và thuế của doanh nghiệp, có thể ở nước ngồi hoặc bên cạnh một t chức hành nghề pháp luật hoặc tư pháp chịu sự quản lý của Nhà nước. Khóa thực tập bao
gồm hoạt động thực hành nghề nghiệp và các bu i học do Hội đồng TPL quốc gia t chức.
Thi đỗ kỳ thi sát hạch chuyên môn. Chỉ đư c tham gia kỳ thi sát hạch chuyên môn này nhiều nhất là 04 lần và nếu không thi đỗ ở lần thứ tư thì không đư c tiếp tục nộp hồ sơ nữa.
Quy chế nghề TPL quy định một số trường h p đư c miễn một phần hoặc toàn bộ thời gian thực tập và kỳ thi sát hạch chun mơn, thậm chí đư c miễn cả điều kiện về bằng cấp.
- Ở Hoa Kỳ, để trở thành một TPL thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện về tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn về chuyên môn và tiêu chuẩn về đạo đức. [54]
i) Tiêu chuẩn chung: Là công dân Hoa Kỳ, trên 21 tu i (tùy từng bang) ii) Tiêu chuẩn về chun mơn: Phải có ít nhất một bằng tốt nghiệp trung
học hoặc tương đương. Đư c đào tao chuyên môn tại trường cao đẳng từ 02 đến 04 năm, trường dạy nghề hoặc học viện cảnh sát. Các mơn học trong q trình đào tạo liên quan đến các lĩnh vực như cơng lý, hình sự, thực thi pháp luật hoặc quyền công dân; các kỹ năng trong thực thi pháp luật và quản lý. Nếu làm việc làm ở cấp liên bang đòi hỏi bằng cử nhân cũng như kinh nghiệm làm việc liên quan.
Bên cạnh đó, vì làm việc liên quan đến hoạt động giữ an toàn trong phòng xử án, các TPL phải yêu cầu đào tạo kỹ năng sơ cứu, kỹ năng sử dụng súng và một số công cụ hỗ tr an ninh.
iii) Tiêu chuẩn về đạo đức: Có tinh thần và thể chất phù h p với người
làm nghề thực thi pháp luật. Khơng có tiền án, tiền sự. TPL phải duy trì các chuẩn mực cao nhất về sự liêm chính cá nhân và khơng bao giờ nói dối người khác về khả năng của mình.
TPL phải vư t qua một bài kiểm tra sát hạch theo quy định của liên bang và từng bang.
- Ở Việt Nam, chế định TPL đư c nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về TPL. Theo đó, tiêu chuẩn của TPL cũng có sự học hỏi nhất định đồng thời có sự điều chỉnh cho phù h p với thực tiễn Việt Nam, cụ thể về tiêu chuẩn đối với TPL phải đáp ứng đủ những điều kiện về tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn về chuyên môn [15; Đ10]:
i) Tiêu chuẩn chung: Là công dân Việt Nam, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt; khơng có tiền án;
ii) Tiêu chuẩn về chun mơn: Có bằng cử nhân luật; đã cơng tác trong
ngành pháp luật trên 05 năm hoặc đã từng làm Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên; có chứng chỉ hồn thành lớp tập huấn về nghề TPL do BTP t chức; không kiêm nhiệm hành nghề Công chứng, Luật sư và những công việc khác theo quy định của pháp luật.
TPL ở Việt Nam đư c Bộ trưởng BTP b nhiệm dựa trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp khi thấy người muốn đư c b nhiệm làm TPL có đầy đủ hồ sơ và điều kiện yêu cầu.