Phân biệt bản chất, giá trị pháp lý của vi bằng và văn bản công chứng, chứng thực và các loại biên bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 25 - 31)

chứng, chứng thực và các loại biên bản

Vi bằng là một loại văn bản pháp lý dùng để ghi nhận sự kiện, hành vi có một số dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với một số loại văn bản, giấy tờ pháp lý

khác đã tồn tại trong quy định của pháp luật hiện nay. Việc phân biệt vi bằng với một số loại văn bản có giá trị pháp lý của một số chức danh tư pháp khác có ý nghĩa trong việc giúp cơ quan nhà nước, t chức và cá nhân có thể quản lý, sử dụng vi bằng hiệu quả quả và thiết thực, tránh những hậu quả pháp lý bất l i khi sử dụng vi bằng nhầm lẫn, sai mục đích.

a) Phân biệt vi bằng và văn bản công chứng

Công chứng là việc công chứng viên của một t chức hành nghề công

chứng chứng nhận tính xác thực, h p pháp của h p đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản sau đây gọi là h p đồng, giao dịch), tính chính xác, h p pháp, khơng trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, t chức tự nguyện yêu cầu công chứng [38; Đ2].

Như vậy, vi bằng và công chứng đều là loại văn bản pháp lý đư c lập bởi chức danh tư pháp cụ thể, thực hiện cơng việc mang tính chất b tr hoạt động tư pháp khi có yêu cầu của t chức, cá nhân nhằm mục đích chủ động đảm bảo quyền và l i ích h p pháp của mình theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Tuy nhiên, vi bằng của TPL chỉ ghi nhận hành vi trao đ i, giao dịch tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận tính xác thực, h p pháp của h p đồng, giao dịch khác như các văn bản công chứng của công chứng viên.

Vi bằng và công chứng đều là loại văn bản pháp lý mang tính chất b tr hoạt động tư pháp liên quan đến h p đồng, giao dịch dân sự nên còn tồn tại nhầm lẫn bản chất của hai loại văn bản này. Do đó, việc nhận biết và phân biệt vi bằng và văn bản cơng chứng dựa trên các tiêu chí cụ thể là vơ cùng cần thiết.

Bảng 1: Phân biệt vi bằng và văn bản cơng chứng Tiêu

chí Vi bằng Văn bản công chứng

Chủ thể lập

Thừa phát lại Công chứng viên

Nội dung

Ghi nhận sự kiện, hành vi theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng. Nội dung của vi bằng không đánh giá hay thừa nhận tính h p pháp của các sự kiện, hành vi.

Chứng nhận tính xác thực, h p pháp của h p đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, h p pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của cá nhân, t chức.

Phạm vi

TPL có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường h p vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư, các trường h p thuộc thẩm quyền công chứng của t chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp và các trường h p khác theo quy định của pháp luật.

Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính h p pháp của h p đồng, giao dịch, bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngư c lại mà theo quy định pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, t chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Giá trị pháp lý

Vi bằng là nguồn chứng cứ để chứng minh sự kiện, hành vi có

H p đồng, giao dịch đư c cơng chứng có giá trị chứng cứ; những

diễn ra trong thực tế để bảo vệ cho người yêu cầu lập vi bằng trước Tòa án và trong các quan hệ pháp luật khác.

tình tiết, sự kiện trong h p đồng, giao dịch đư c công chứng không phải chứng minh, trừ trường h p bị Tịa án tun bố là vơ hiệu. Bản dịch đư c cơng chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản đư c dịch.

Hiệu lực

Đư c coi là h p lệ kể từ thời điểm đăng ký ở Sở Tư pháp.

Có hiệu lực từ thời điểm công chứng viên ký và đóng dấu của t chức hành nghề công chứng. H p đồng, giao dịch đư c cơng chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan.

b) Phân biệt vi bằng và văn bản chứng thực

Tại Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015, về cấp bản sao từ s gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực h p đồng, giao dịch, văn bản chứng thực hiện nay có 03 loại:

- “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, t chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

- “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, t chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

- “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền

theo quy định tại Nghị định này chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết h p đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia h p đồng, giao dịch.

Như vậy, bản chất của vi bằng và văn bản chứng thực có sự khác nhau ở một số đặc điểm sau:

- Về chủ thể có thẩm quyền chứng thực: Phòng Tư pháp; UBND xã, phường; cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác đư c ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngồi; cơng chứng viên.

- Về nội dung của văn bản chứng thực: Chứng nhận sự việc, bảo đảm, xác nhận về tính chính xác, giống nhau giữa bản sao – bản chính; bảo đảm, xác nhận cá nhân đúng chữ ký trong văn bản; xác nhận năng lực hành vi dân sự, ý chí và sự tự nguyện… khi tham gia một số giao dịch luật định.

- Về giá trị pháp lý của văn bản chứng thực: Bản sao đư c chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường h p pháp luật có quy định khác; chữ ký đư c chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản; h p đồng, giao dịch đư c chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết h p đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia h p đồng, giao dịch.

c) Phân biệt vi bằng và các loại biên bản

Biên bản là một loại giấy tờ có giá trị pháp lý mơ tả lại các sự việc hiện tư ng một cách kịp thời, tại chỗ với đầy đủ, chi tiết mọi tình tiết khách quan, các ý kiến của các bên liên quan có vai trị cung cấp thơng tin để làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác. Biên bản đư c dùng ph biến trong hoạt động của cơ quan nhà nước, hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức nhà nước và cũng đư c các t

chức, cá nhân sử dụng cho mục đích quản lý nhà nước và nhiều mục đích khác nhau.

Về bản chất, vi bằng và các loại biên bản khác đều là giấy tờ ghi nhận trung thực sự kiện, hành vi đã xảy ra trên thực tế do người lập chứng kiến và đư c người lập đảm bảo nội dung biên bản đúng với thực tế về mặt nội dung sự kiện, hành vi, thời gian, địa điểm và nội dung ghi nhận. Tuy nhiên, có sự khác nhau ở một số đặc điểm sau:

- Về chủ thể có thẩm quyền lập: Biên bản là văn bản do t chức, cá nhân đư c nhà nước trao quyền lập ra nhằm sử dụng cho mục đích quản lý nhà nước và nhiều mục đích khác nhau. Như vậy, chủ thể lập biên bản có phạm vi rộng hơn so với vi bằng, có thể là bất kỳ t chức, cá nhân nào đư c nhà nước trao quyền.

- Về giá trị pháp lý: Biên bản khơng có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu đư c dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra, có vai trị cung cấp thơng tin để làm cơ sở cho các quyết định xử lý, hoặc minh chứng cho các nhận định kết luận khác.

- Về trình tự, thủ tục lập và đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước: Bởi biên bản là văn bản đư c lập ra nhằm mục đích phục vụ cho chính hoạt động của của t chức, cá nhân lập ra nên có trình tự, thủ tục đơn giản hơn so với vi bằng. Theo đó, khơng phải trải qua các bước tiếp nhận yêu cầu, thỏa thuận về việc lập văn bản và đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước.

Như vậy, việc Nhà nước quy định chặt chẽ, cụ thể về chủ thể, trình tự, thủ tục lập vi bằng và việc đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước,… là căn cứ tạo trách nhiệm của TPL trong việc đảm bảo tính khách quan, chính xác khi lập vi bằng. Qua đó, vi bằng có giá trị chứng minh cao hơn so với các loại biên bản khác, đư c sử dụng trực tiếp để làm nguồn chứng cứ trước Tòa án và trong các quan hệ pháp luật khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)