Giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 43 - 47)

Sau gần 3 năm thực hiện thí điểm chế định TPL tại Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở xem xét báo cáo của Chính Phủ về t ng kết thực hiện thí điểm chế định TPL theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về thi hành Luật Thi hành án dân sự và Tờ trình số 298/TTr-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại; Báo cáo thẩm tra số 928/BC-UBTP13 ngày 24/10/2012 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và ý kiến của các vị Đại biểu, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 giao Chính phủ tiếp tục t chức thực hiện thí điểm chế định TPL tại một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 đến hết ngày 31/12/2015 và tiến hành t ng kết, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2015.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” tại Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013, trên cơ sở Đề án, Bộ trưởng BTP đã ban hành Quyết định 1531/QĐ-BTP ngày 24/6/2013 sau khi thống nhất ý kiến với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính, chọn 12 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm TPL bao gồm: Hà

Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long. Riêng đối với Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng thực hiện thí điểm chế định TPL tại một số quận, huyện trên địa bàn Thành phố có nhu cầu nhưng chưa thực hiện thí điểm ở giai đoạn 2009 – 2012.

Nhằm đảm bảo chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện Đề án

“Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”, BTP đã ban hành nhiều

văn bản nhằm hướng dẫn, đôn đốc và đề nghị các tỉnh ủy/thành ủy, UBND và Sở Tư pháp các địa phương quan tâm, tăng cường chỉ đạo các cơ quan, t chức tại địa phương có giải pháp thực hiện hiệu quả việc triển khai thực hiện mở rộng thí điểm chế định TPL. Đồng thời, chỉ đạo Sở Tư pháp, các cơ quan thi hành án tại các địa phương có t chức thực hiện thí điểm chế định TPL thường xuyên làm việc với các văn phòng trên địa bàn để cùng quán triệt nhận thức, thống nhất hành động nhằm đẩy mạnh toàn diện kết quả hoạt động của các VP TPL, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các VP TPL …

Cùng với việc quán triệt triển khai thực hiện các chủ trương, quy định về chế định TPL, BTP và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã mở nhiều đ t tuyên truyền, ph biến rộng rãi với nhiều hình thức đa dạng khác nhau, nâng cao nhận thức của người dân, xã hội đối với chế định TPL. Đặc biệt, giúp cá nhân, t chức tiếp cận, hiểu rõ hơn về công việc lập vi bằng của TPL, thơng qua đó tạo cơ chế tăng cường tính chủ động, tích cực của các đương sự trong các quan hệ dân sự, tố tụng dân sự, tạo thêm một công cụ pháp lý để người dân tự bảo vệ quyền, l i ích h p pháp của mình trong thực hiện các giao dịch dân sự và trong các quá trình tố tụng.

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 538/BC-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về t ng kết việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội và Tờ trình số 584/TTr-CP ngày

27/10/ 2015 của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện chế định Thừa phát lại, Báo cáo thẩm tra số 2974/BC-UBTP13 ngày 14/9/2015, Báo cáo thẩm tra số 3085/BC-UBTP13 ngày 08/11/2015 của Ủy ban tư pháp của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26/11/2015 về thực hiện chế định Thừa phát lại, theo đó ghi nhận kết quả đạt đư c trong việc thực hiện thí điểm chế định TPL về t chức, hoạt động của TPL và những tác động đối với kinh tế – xã hội, qua đó khẳng định việc thí điểm chế định TPL là một chủ trương đúng đắn, phù h p với bối cảnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính hiện nay, chính thức chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định TPL trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01/01/2016. Giao cho Chính phủ căn cứ căn cứ tình hình thực tế ở địa phương t chức thực hiện chế định TPL trong phạm vi nghề nghiệp theo quy định hiện hành, có sự sửa đ i, b sung cần thiết để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong hoạt động TPL và chịu trách nhiệm t chức đào tạo nghề TPL, đồng thời, phối h p với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao triển khai thực hiện Nghị quyết và chuẩn bị dự án Luật Thừa phát lại, báo cáo Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIV.

Thời gian qua, triển khai thực hiện chính thức chế định TPL theo Nghị quyết số 107/2015/QH12, đã có 21 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Đề án thực hiện chế định Thừa phát lại gửi BTP phê duyệt theo quy định trong đó có 5 địa phương đã thực hiện chế định TPL đề nghị phát triển thêm các Văn phòng . Ngày 25/8/2017, Bộ Tư pháp đã thực hiện phê duyệt Đề án/Đề án mở rộng thực hiện chế định TPL của 8 địa phương, cho phép thành lập thêm t ng cộng 21 VP TPL tại Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Cịn

lại 10 địa phương đã đư c phê duyệt Đề án hiện đang triển khai thành lập các VP TPL.

Tuy nhiên, trong giai đoạn thực hiện thí điểm tại một số tỉnh/thành phố và thực hiện chế định TPL trên phạm vi cả nước cho đến nay, hoạt động và t chức của TPL vẫn đang đư c điều chỉnh bởi Nghị định số 61/2009/NĐ-CP mà chưa có Luật Thừa phát lại, dẫn đến những bất cập nhất định về mặt thể chế, băn khoăn, lo ngại về tính pháp lý trong hoạt động của TPL nói chung và hoạt động lập vi bằng nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)