KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 100 - 102)

Biểu đồ 3.1 Kết quả hoạt động của Văn phòng Thừa phát lạ

KẾT LUẬN CHUNG

Chế định lập vi bằng chứng thư của TPL là một công việc gắn liền với hoạt động của chế định TPL ở Việt Nam, sự xuất hiện và tồn tại của chế định này bắt đầu và tồn tại từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến năm 1950 ở miền Bắc và năm 1975 ở miền Nam. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dân chủ hóa đời sống xã hội và các mối quan hệ cơ bản đư c pháp luật dân sự điều chỉnh theo đó phát triển đa chiều và phức tạp, tuy nhiên, dễ nảy sinh những mâu thuẫn, tranh chấp về l i ích của các chủ thể tham gia quan hệ, điều này dẫn đến nhu cầu tất yếu đó là các dịch vụ pháp lý có cơ hội phát triển mạnh mẽ.

Với bối cảnh như vậy, Nghị quyết 49-NQ/TW định hướng: “Tiếp tục

hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ Nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình…”.

Thể chế hóa chủ trương trên, ngày 14/11/2008 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó có quy định: “để triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa một số cơng việc có liên

quan đến thi hành án dân sự, giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên) tại một số địa phương”.

Theo đó, chế định TPL chính thức đư c t chức thí điểm và một trong những loại hình dịch vụ hỗ tr các cá nhân, t chức tạo lập, thu thập chứng cứ chính là hoạt động lập vi bằng của TPL.

Trải qua thời gian thí điểm, mở rộng phạm vi thí điểm và hiện đang đư c t chức thực hiện trên phạm vi cả nước, chế định lập vi bằng của TPL đã thể hiện vai trị của mình qua những tác động cụ thể trên phương diện kinh

tế - xã hội, cụ thể: Tạo cơng cụ pháp lý giúp tăng cường tính chủ động, tích cực giúp người dân tự bảo vệ quyền, l i ích h p pháp của mình trong thực hiện các giao dịch; tạo lập nguồn chứng cứ góp phần bảo đảm cho việc xét xử khách quan, kịp thời và chính xác, hỗ tr hoạt động tư pháp nhanh chóng, hiệu quả, góp phần giảm tải cơng việc của các cơ quan tư pháp…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đư c, còn tồn tại những hạn chế, bất cập xuất phát từ sự khơng đồng bộ, chưa hồn thiện thể chế về TPL. Bên cạnh đó, nhận thức về chế định TPL của một số cơ quan, t chức, cá nhân cịn chưa đúng đắn, chính xác gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TPL.

Từ kết quả nghiên cứu các vấn đề thực tiễn và lý luận về chế định lập vi bằng của TPL, Luận văn đã đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần khắc phục những bất cập của pháp luật hiện hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các quy định về TPL và những văn bản pháp luật có liên quan; từ đó hình thành nên cơ chế phù h p để chế định lập vi bằng của TPL hoạt động hiệu quả. Đồng thời, pháp luật về TPL sẽ ngày càng toàn diện, h p lý, tiến bộ và những người thực hiện công việc này sẽ đư c hoạt động và phát triển nghề nghiệp trong một hành lang pháp lý an tồn, tin cậy, n tâm đóng góp mọi năng lực, công sức cho việc nâng cao chất lư ng và hiệu quả con đường cải cách của Đảng, Nhà nước vì mục tiêu ích nước, l i dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chế định lập vi bằng của thừa phát lại theo pháp luật việt nam hiện hành (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)