Định nghĩa về chức năng và vai trò của nhà nước trong cung cấp dịch vụ công Nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong việc đảm bảo cung cấp dịch vụ công Tuy nhiên, ranh giớ

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế việt nam (Trang 38 - 40)

Nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong việc đảm bảo cung cấp dịch vụ công. Tuy nhiên, ranh giới của vai trò nhà nước cần phải được xác định rõ ràng hơn để tối đa hóa hiệu quả và chất lượng của kết quả:

• Quản lý Dịch vụ công: Nhà nước nên tập trung vào việc thiết lập môi trường thể chế cho

việc cung cấp dịch vụ công. Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý và giám sát cung cấp dịch vụ cơng cần rút lui khỏi vai trị trực tiếp cung cấp các dịch vụ công. Quy định và môi trường thể chế không nên phân biệt đối xử giữa các chủ sở hữu PSPs khác nhau. Các quy định chỉ nên khác biệt tùy theo mức độ cần thiết của dịch vụ và mức độ trợ cấp tài chính của nhà nước. Cụ thể, quyền sở hữu các PSPs chuyên nghiệp liên kết như bệnh viện và trường học nên được chuyển giao, từ các cơ quan chuyên môn như Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đến các cơ quan sở hữu chuyên ngành của nhà nước (hoặc công ty mẹ), chứ không tham gia vào việc điều tiết cung cấp dịch vụ công. Các PSPs do nhà nước sở hữu buộc phải cạnh tranh công bằng với các PSPs không thuộc nhà nước.

• Xây dựng những hệ thống giải quyết mâu thuẫn giữa vai trò khác nhau của nhà nước trong PSP. Những mâu thuẫn tiềm năng hiện nay là mâu thuẫn giữa các mục tiêu sức khoẻ cộng đồng và các chính sách phát triển của một số ngành có hại cho sức khoẻ tại một số quốc gia (vd: thuốc lá, rượu bia), hoặc ngay cả sự phát triển của ngành dược. Nguyên tắc cốt lõi là bảo đảm chú trọng những tác động đối với con người trong quá trình ra quyết định. Lấy ý kiến công chúng trước khi công bố, điều chỉnh và thực thi chính sách là điểm mấu chốt trong vấn đề này.

• Nâng cao kỹ năng của người lao động theo yêu cầu của thị trường lao động. Nhà nước cần phải tạo ra những cơ chế nhằm khuyến khích mối liên kết mạnh mẽ có hiệu quả giữa

nhà trường, gia đình (cha mẹ và học sinh), xã hội (đặc biệt là doanh nghiệp), và nhà nước. Nhà nước cũng cần xây dựng hệ thống dự báo và thông tin quốc gia cho cung cầu nguồn nhân lực.

• Đảm bảo tiếp cận cơng bằng với các dịch vụ cơng chất lượng cao cho tồn xã hội: Mọi dịch vụ công thiết yếu cần phải được cung cấp cho mọi người dân. Nhà nước hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cơ bản trên cơ sở thu hồi một phần chi phí. Nhà nước sẽ tạo thuận lợi cho việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và các dịch vụ khác trên cơ sở thu hồi chi phí đối với mọi người dân. Nhà nước sẽ tăng cường dựa vào các PSPs tự chủ, đặc biệt đối với các dịch vụ giá trị gia tăng thay vì cung cấp các dịch vụ này một cách trực tiếp.

• Nâng cao khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế. Xây dựng một chiến lược và mục tiêu rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển một thị trường dựa trên hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân, cùng với việc hỗ trợ nhằm bảo đảm các nhóm dễ bị tổn thương được tiếp cận với bảo hiểm. Đặc biệt, nhà nước cần cắt giảm mức đóng góp bảo hiểm của người nghèo và bảo đảm rằng các PSPs khơng u cầu người nghèo phải đóng góp gì thêm. Nhà nước cũng cần khuyến khích các công ty bảo hiểm cung cấp bảo hiểm gia tăng giá trị (bao gồm cả bảo hiểm sức khoẻ thương mại).

• Đầu tư vào PSPs. Dựa vào bản chất của dịch vụ (thiết yếu, cơ bản hoặc giá trị gia tăng), nhà nước quyết định thực hiện đầu tư trực tiếp (hoàn toàn hoặc một phần) hoặc khuyến khích đầu tư vào các PSPs. Ưu tiên cho đầu tư cung cấp dịch vụ công thiết yếu và cơ bản, đặc biệt là ở các lĩnh vực thu hút đầu tư tư nhân khó khăn.

• Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và giám sát thực thi: Các cơ quan kiểm tra chuyên ngành

cần phải được thành lập và/hoặc củng cố để theo dõi và đánh giá các PSPs nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước. Cần thành lập cơ chế hợp tác với -- và nhận thông tin từ -- các tổ chức xã hội, CSOs và cá nhân nhằm bảo vệ và đảm bảo chất lượng dịch vụ cơng. • Cải thiện trách nhiệm giải trình về chất lượng và hiệu quả của các PSPs cung cấp dịch

vụ y tế. Cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các nhà cung cấp dịch vụ y tế (bác sỹ, điều dưỡng) với người sử dụng dịch vụ (bệnh nhân và người nhà bệnh nhân). Ưu tiên trước mắt là đẩy mạnh sự tham gia của người sử dụng PSPs vào việc lập kế hoạch, quản lý và cung cấp dịch vụ y tế. Nhà nước cần khuyến khích xây dựng các công cụ và cơ chế nhằm lấy ý kiến từ người sử dụng dịch vụ về chất lượng dịch vụ đã cung cấp, và cung cấp cho người sử dụng phản hồi về những biện pháp đã áp dụng để giải quyết những vướng mắc của người tiêu dùng. Cần phải xây dựng cơ chế nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin y tế cho người sử dụng dịch vụ nhằm đảm bảo họ nhận được đầy đủ tư vấn từ các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Thành lập các nhóm cộng đồng người sử dụng dịch vụ là một lựa chọn khác nhằm nâng cao vị thế của người sử dụng và tăng cường trách nhiệm giải trình.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)