Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế việt nam (Trang 62)

Việc tiếp tục mơ hồ về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế Việt Nam đã gây bối rối, bất ổn và khơng chắc chắn về chính sách và gia tăng cảm nhận về rủi ro trong đầu tư. Sự mơ hồ đã tạo cơ hội tiêu cực cho tham nhũng và khuyến khích hành vi “trục lợi”. Sẽ rất hữu ích nếu các nhà lãnh đạo cao cấp chỉ rõ rằng định hướng XHCN đề cập tới một trọng tâm mạnh mẽ của nhà nước về đảm bảo sự tiếp cận công bằng các cơ hội kinh tế, chính trị và xã hội, đồng thời tránh các can thiệp (không hiệu quả) của nhà nước vào thị trường và các hoạt động kinh doanh (xem phần khuyến nghị). Các nhà lãnh đạo cao cấp nên có những thơng điệp chính xác hơn về vai trị của nhà nước trong các lĩnh vực chính của q trình phát triển kinh tế, điều này giúp giảm sự mơ hồ, khơng chắc chắn và gia tăng lịng tin.

Một thông điệp rõ ràng từ các nghiên cứu chuyên đề cho thấy mặc dù có những bài học quan trọng từ các kinh nghiệm quốc gia và quốc tế, nhưng khơng có một “mơ hình tốt nhất” nào có thể được áp dụng tại Việt Nam. Những nhà hoạch định chính sách sẽ cần tiếp tục giám sát và điều chỉnh các thể chế và hệ thống nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể của các thể chế khác nhau tại Việt Nam. Trong nhiều lĩnh vực (như nhằm mục tiêu vào các nhóm dễ bị tổn thương, cải thiện chất lượng quy định và thực thi pháp luật, xây dựng các cơ quan quản lý nhà nước độc lập, sự tham gia của cộng đồng vào lập kế hoạch và giám sát), việc tiếp tục thử nghiệm là cần thiết để nâng cao vai trò hiệu quả của nhà nước trong hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Các nghiên cứu nhấn mạnh rằng do năng lực nhà nước (nhân lực và tài lực) có hạn nên cần phải nỗ lực hơn nữa để đảm bảo rằng nguồn lực được hướng đến các lĩnh vực và các vấn đề được ưu tiên cao nhất. Các báo cáo chuyên đề xác định những lĩnh vực mà trong đó vai trị nhà nước cần phải được tăng cường (lập kế hoạch, tiêu chuẩn, thực thi pháp luật, phát triển thể chế thị trường và các thị trường nhân tố, theo dõi và giám sát), những lĩnh vực mà trong đó vai trị của nhà nước cần phải giảm bớt hoặc tổ chức có hiệu quả hơn (hoạt động thương mại và thủ tục hành chính). Nhà nước cần nâng cao và tái tổ chức có hiệu quả vai trị quản lý của mình.

Một thơng điệp nữa đó là sự “thay đổi tư duy” sẽ rất quan trọng nhằm thực hiện thành công cải cách với mục tiêu nâng cao trách nhiệm giải trình và hiệu quả của nhà nước. Lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách kỹ trị cần làm việc cùng nhau để xây dựng các chiến lược trung hạn cho việc hình thành, “tiếp thị” và thực hiện cải cách. Họ cần tham khảo ý kiến rộng rãi và chủ động xác định khó khăn cản trở phát triển và xây dựng bằng chứng dựa trên nhu cầu cải cách. Các nhà lãnh đạo chính trị và hoạch định chính sách sẽ cần các kênh thơng tin mang tính tương tác, thẳng thắn, gần gũi để trao đổi với các lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà kỹ trị và các nhà nghiên cứu66. Các phương tiện truyền thơng và xã hội nói chung phải tham gia vào việc cung cấp thơng tin cho thiết kế chính sách, tham gia xem xét, theo dõi tiến độ và vận động cho những thay đổi trong định hướng cải cách khi cần.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế việt nam (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)