công (PSPs).
Mặc dù sau nhiều thập kỷ nỗ lực phát triển và triển khai các chính sách xã hội hố dịch vụ cơng, nhưng có rất ít thay đổi trong phương thức vận hành của các PSPs. Giờ đây rất cần sự lãnh đạo mạnh mẽ để yêu cầu các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm giải trình đối với việc thực hiện thay đổi thực sự.
• Nhà nước cần phải xác định rõ ranh giới giữa nhà cung cấp và nhà đầu tư cho dịch vụ công. Nhà nước nên cam kết thanh tốn: (a) cho 100% chi phí đầu tư và chi phí hoạt động của các dịch vụ thiết yếu (chẳng hạn như giáo dục tiểu học, chăm sóc sức khỏe ban đầu và khoa học cơ bản); (b) một phần chi phí đầu tư và chi phí hoạt động của các dịch vụ cơ bản (chẳng hạn như giáo dục trung học, đào tạo hướng nghiệp, và bệnh viện); và (c) khơng đầu tư hoặc trang trải chi phí hoạt động cho dịch vụ giá trị gia tăng nào, nhưng sẽ phát triển và áp dụng cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư ngồi nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ này.
• Đảm bảo khơng phân biệt đối xử giữa các PSPs thuộc nhà nước và không thuộc nhà nước. Cả PSPs thuộc nhà nước và không thuộc nhà nước đều nên hoạt động như những đơn vị kế toán độc lập. Các PSPs cũng nên tham gia vào đấu thầu cạnh tranh cho việc cung cấp dịch vụ và nhà nước sẽ trả tiền trực tiếp cho các PSPs để họ cung cấp dịch vụ. Các dịch vụ nên đáp ứng các qui định của nhà nước về tiêu chuẩn chất lượng không cần xét đến chủ các PSPs này là ai hoặc dịch vụ được cung cấp ở đâu.
• Thiết lập hệ thống rõ ràng và minh bạch trong việc xác định chi phí dịch vụ và lệ phí cho người sử dụng. Cần có sự minh bạch về cấu trúc chi phí và về mức độ hỗ trợ tài chính được nhà
nước cung cấp nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng với các cơ hội.
Thiết lập và củng cố các thể chế hỗ trợ. Một loạt các thể chế -- bao gồm bảo hiểm y tế và chăm
sóc sức khỏe, quyền sở hữu trí tuệ -- cũng cần phải được phát triển nhằm đảm bảo kết quả công bằng từ các dịch vụ công. Nhà nước phải hành động để thực hiện bảo hiểm y tế và sức khỏe tồn dân với mức độ đóng góp được áp dụng tùy thuộc vào thu nhập gia đình và/hoặc kinh tế gia đình. Lệ phí bảo hiểm y tế và chăm sóc sức khỏe cho những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội nên được tài trợ hoàn toàn hoặc một phần bởi nhà nước. Nhà nước cũng cần trợ giúp nhằm thúc đẩy các dịch vụ công phi thương mại như các tổ chức đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục và đào tạo (và y tế).