Hồn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo xuất phát từ những yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 91)

xuất phát từ những yêu cầu của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Về mặt bản chất, nhà nước pháp quyền là một nhà nước dân chủ, nghĩa là dân là chủ, dân làm chủ, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta sẽ cho phép giải quyết một cách tốt nhất giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì vậy, trước yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền đã đặt ra những địi hỏi phải đổi mới các hình thức TCPL của người nghèo. Đây là đòi hỏi khách quan mang tính quy luật để thực hiện tốt các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, duy trì nền pháp chế thống nhất, công bằng và thực hiện dân chủ; bảo đảm các quyền và tự do của công dân; bảo đảm sự rõ ràng về nghĩa vụ của công dân với nhà nước và nhà nước với cơng dân; ý thức chính trị, ý thức pháp luật và trình độ văn hố cao65, tr. 38.

Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi đối với việc hồn thiện các hình thức TCPL của người nghèo như sau:

Thứ nhất, các hình thức TCPL phải được điều chỉnh bởi Luật thể hiện

đầy đủ ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, nhất là người nghèo và phù hợp với sự phát triển của xã hội, phản ánh thực tiễn khách quan, khắc phục tính chủ quan, duy ý chí, xa rời thực tiễn, là đại lượng cơng bằng, bình

Thứ hai, các hình thức TCPL phải có đủ khả năng đưa pháp luật đến với

người nghèo, giúp họ có tri thức để tham gia rộng rãi và tích cực vào cơng việc nhà nước, có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động của cơng quyền. Các hình thức này cần đa dạng, thể hiện tính gần dân, phục vụ cho lợi ích của đơng đảo nhân dân, tạo thuận lợi cho dân và thuận tiện nhất để người nghèo có thể tiếp cận.

Thứ ba, hồn thiện các hình thức TCPL phải đặt trong mối quan hệ với

việc kiện toàn, nâng cao chất lượng và kịp thời khắc phục những sai sót của hoạt động cơng vụ, góp phần làm cho bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, tuân thủ pháp luật. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức đủ trình độ văn hố, am hiểu pháp luật, thông thạo nghiệp vụ hành chính, nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư72, tr. 53. Các cơ quan, viên chức nhà nước phải tạo mọi điều kiện để người dân có thể tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, mà trước hết là giúp dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình. Pháp luật phải tạo lập cơ chế để hạn chế đến mức thấp nhất những vi phạm pháp luật từ phía cơng quyền và người dân cần phải biết cơ chế đó.

Thứ tư, hồn thiện các hình thức TCPL của người nghèo cần đặt trong

mối quan hệ với bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện trên thực tế. Nhà nước phải bảo đảm cho công dân được hưởng quyền và có các nghĩa vụ cơ bản, sự an tồn pháp lý; có biện pháp cần thiết để bảo vệ cho họ khi các quyền đó bị xâm hại.

Thứ năm, hồn thiện các hình thức TCPL của người nghèo ở Việt Nam

cần đặt trong bối cảnh nền văn hoá truyền thống, phù hợp với Đạo lý của dân tộc, có tính đến đặc điểm, tính chất, vị trí vai trị của các cơng cụ điều chỉnh xã hội khác, trong đó chú trọng các yếu tố đạo đức, phong tục, tập quán,

truyền thống tốt đẹp của dân tộc trên cơ sở có tính đến những đặc trưng của con người Việt Nam cũng như xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)