Khái niệm nghèo và người nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 52)

Khó có một định nghĩa chính xác về “nghèo” và người nghèo bởi nghèo có thể là một hiện tượng kinh tế, một vấn đề xã hội, thậm chí là một vấn đề chính trị. Khái niệm nghèo thường gắn với một quốc gia, một vùng lãnh thổ trong một khoảng thời gian xác định nhưng cũng có thể trong giới hạn một nhóm người, một gia đình hoặc một cá nhân. Nghèo thể hiện trong một cá nhân trở thành khái niệm người nghèo. Khi định nghĩa về “nghèo” đi kèm với nó thường là “đói” và trở thành khái niệm “nghèo đói”.

Khái niệm “nghèo đói” có lẽ xuất hiện khá lâu trong tiến trình lịch sử nhân loại, nhưng dưới góc độ nhận thức chung của cộng đồng quốc tế thì cũng mới chỉ được thừa nhận trong những năm gần đây. Tại Hội nghị về giảm nghèo đói trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan từ ngày 15 - 17/9/1993 đã đưa ra định nghĩa nghèo đói là tình trạng một bộ phận nhân dân không được thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục, tập quán của địa phương. Nghèo đói được phân loại thành nghèo đói tương đối và nghèo đói tuyệt đối. Nghèo đói tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư khơng được hưởng những nhu cầu cơ bản tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nghèo đói tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình tại cộng đồng.

thọ dự tính vào lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và nhiều chỉ thị khác. Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân và được phân loại thành nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối. Nghèo tương đối là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó. Việc nghèo đi về văn hóa - xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng80. Khái niệm nghèo tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta80. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương (so với đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Theo đó, chuẩn ranh giới nghèo tuyệt đối cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ La tinh và Carribean; đến 4 đô la cho những nước Đông Âu; cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp.

Ở Việt Nam, nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như thu nhập hạn chế, hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, và dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào q trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục, không được người khác tôn trọng, v.v... Tuy nhiên, đo được từng khía cạnh một cách nhất qn là điều rất khó, cịn gộp tất cả khía cạnh đó vào thành một chỉ số nghèo hay thước đo nghèo đói duy nhất là chuyện khơng thể.

Gần đây, một loạt các chỉ tiêu về nghèo đói và phát triển xã hội đang được sử dụng ở Việt Nam. Bộ Lao động Thương binh và xã hội dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ, các hộ được xếp vào diện nghèo nếu thu nhập đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xác định, mức này khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi. Tỷ lệ nghèo được xác định bằng tỷ lệ dân số có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo. Tổng Cục Thống kê thì dựa vào cả thu nhập và chi tiêu theo đầu người để tính tỷ lệ nghèo, ngưỡng nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng, bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chỉ tiêu cho lương thực phải đủ đảm bảo 2100 calo mỗi ngày cho một người. Các hộ được coi là nghèo nếu mức thu nhập và chi tiêu không đủ để đảm bảo giỏ tiêu dùng này. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn tính chỉ số phát triển con người đo thành tựu của đất nước ở ba khía cạnh của phát triển con người: tuổi thọ, tri thức và mức sống thoả đáng. Tuổi thọ được tính bằng số tuổi kể từ khi sinh, tri thức được tính bằng cách kết hợp giữa tỷ lệ biết chữ của người lớn với tỷ lệ kết hợp giữa đi học tiểu học, trung học và đại học, cịn mức sống được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đầu người3, tr. 7. Khái niệm “nghèo” còn được xác định dựa trên nhiều tiêu chí như lấy lương thực làm cơ sở; lấy tài sản làm cơ sở; lấy thu nhập làm cơ sở hoặc lấy các chỉ dẫn cụ thể làm cơ sở hoặc lấy tài sản kết hợp với thu nhập làm cơ sở. Có tiêu chí cho rằng, nghèo “là những người khơng có khả năng tiếp cận hoặc kiểm soát các nguồn lực xã hội, kinh tế và chính trị, và do đó khơng có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người một cách có phẩm giá19, tr. 26.

Tuy có nhiều tiêu chí xác định nghèo nhưng tiêu chí dựa trên mức thu nhập bình qn đầu người là phù hợp hơn cả. Người nghèo được xác định căn cứ vào mức thu nhập bình quân hộ gia đình theo tháng. Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2000 - 200566 thì hộ gia đình có thu nhập bình qn đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000

đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu vực nông thôn đồng bằng hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000đồng/người/tháng (1.800.00 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Theo số liệu của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc, vào năm 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)