Hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 95)

xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện xố đói, giảm nghèo.

Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm cơng bằng xã hội, thực

hiện các chính sách xã hội, từng bước XĐ, GN, tạo ra những điều kiện và cơ hội ngang nhau giữa các cơng dân và phát triển tồn diện con người chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người25, tr. 134.

Quá trình Đổi mới 20 năm cho thấy, cùng với những thành tựu đáng khích lệ, nền kinh tế thị trường cũng tiềm ẩn khơng ít tiêu cực, mâu thuẫn với bản chất XHCN và có tác động xấu đến một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Các tranh chấp dân sự phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp, quyền tự do, dân chủ của cơng dân có lúc, có nơi vẫn bị vi phạm. Sự phân hố giàu nghèo, tình trạng bất bình đẳng xã hội, sự phân biệt đối xử, tình trạng thất nghiệp, cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường giữa các cường quốc ngày càng trở lên gay gắt. Nhiều vấn đề xã hội đã và đang được đặt ra địi hỏi khơng chỉ nhà nước mà cả xã hội phải quan tâm, giải quyết. Hồn thiện các hình thức TCPL của người nghèo trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phải đáp ứng những đòi hỏi sau đây:

Thứ nhất, các hình thức TCPL của người nghèo phải trở thành công cụ

đắc lực để người nghèo được sử dụng pháp luật, biết để thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý, đặc biệt là các chế độ ưu đãi phát triển kinh tế và cách thức sử dụng pháp luật, vận dụng pháp luật, áp dụng pháp luật vào giải quyết các tình huống, các vụ việc vướng mắc pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránh sự vi phạm từ phía những chủ thể khác, hạn chế đến mức thấp nhất việc vi phạm pháp luật do khơng hiểu biết pháp luật.

Thứ hai, các hình thức TCPL của người nghèo phải gắn liền với việc bảo

đảm và phát huy nhân tố con người vì con người là nguồn lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. Chính sách xã hội tiến bộ lấy con người làm trung tâm, thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bảo đảm quyền con người, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần, thực hiện tiến bộ xã hội. Vì vậy,

các hình thức TCPL của người nghèo phải là chỗ dựa vững chắc cho người nghèo, giúp họ có thể phịng ngừa từ xa, khắc phục tối đa những tiêu cực, phát huy mạnh mẽ những tích cực, góp phần ổn định xã hội, giúp người nghèo an tâm sản xuất.

Thứ ba, các hình thức TCPL của người nghèo phải góp phần hồn thiện

thị trường DVPL ở Việt Nam bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo hướng phục vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thị trường này cần được xây dựng trên cơ sở dự báo đúng đắn, khách quan nhu cầu của nhân dân, bảo đảm đa thành phần tham gia, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, trong đó có sự tham gia từ phía thành phần nhà nước để giúp đỡ, hỗ trợ một số đối tượng nhất định thuộc diện Nhà nước và xã hội cần quan tâm, giúp đỡ.

Thứ tư, hồn thiện các hình thức TCPL của người nghèo phải góp phần

làm lành mạnh hoá các quan hệ thị trường, giúp người nghèo hiểu rõ giới hạn hành vi, hạn chế, loại trừ những rủi ro do thị trường mang lại, tránh được nhiều tranh chấp có thể xảy ra do sự tác động khách quan của thị trường, để họ yên tâm lao động, sản xuất góp phần thực hiện chủ trương XĐ, GN hướng tới xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Thứ năm, hồn thiện các hình thức TCPL của người nghèo phải gắn liền

với trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của người nghèo, yếu thế trong xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội. Kinh nghiệm của các nước Asean cho thấy người nghèo là nhóm người yếu thế tự bản thân họ khơng có sự giúp đỡ từ bên ngồi thì khó có thể tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản22, tr. 292.

Thứ sáu, cần gắn việc hồn thiện các hình thức TCPL của người nghèo

trong mối tương quan với vấn đề XĐ, GN vì sự nghèo khổ là một trong những trở ngại lớn nhất ngăn cản việc thực hiện nhân quyền37, tr. 649. Cần đưa người

nghèo thốt khỏi đói nghèo mà trước hết là phải xoá nghèo cho họ về mặt pháp luật bởi lẽ “tình trạng nghèo khổ cùng cực lan tràn đang cản trở việc hưởng thụ đầy đủ và thực sự các quyền con người”37, tr. 660.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)