2.2.2.1. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hình thức PBGDPL được điều chỉnh bởi Quyết định số 03/1998/QĐ- TTg ngày 07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 13/2003/QĐ-
TTg ngày 17/01/2003; Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó các vấn đề liên quan đến việc thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL ở Trung ương và địa phương; mục tiêu, yêu cầu của công tác PBGDPL, đối tượng, nội dung PBGDPL, các hình thức, biện pháp PBGDPL phổ biến cho các đối tượng và các biện pháp bảo đảm thực hiện công tác này đã được xác định rất cụ thể.
a. Về việc tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL
Theo các quy định trên đây, ở Trung ương và địa phương sẽ thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL. Trong đó Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng PBGDPL ở Trung ương và Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng PBGDPL ở cấp tỉnh. Để thực hiện chức năng PBGDPL và thực hiện quản lý nhà nước thống nhất về công tác này, tại Bộ Tư pháp có Vụ PBGDPL, ở các Sở Tư pháp có Phịng PBGDPL. Các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện công tác PBGDPL có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung PBGDPL trong từng giai đoạn và phát triển mạng lưới báo cáo viên pháp luật và mạng lưới tuyên truyền viên cấp xã; phối hợp với các cơ quan, tổ chức xây dựng các chương trình PBGDPL và triển khai thực hiện các nội dung, chương trình đó để thực hiện việc PBGDPL đến với nhân dân. Ngoài ra, ở các Bộ, ngành đều phải bố trí các cán bộ chuyên trách làm công tác PBGDPL.
b. Về nội dung PBGDPL cho nhân dân.
Những nội dung pháp luật được chú trọng PBGDPL là các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của các tầng lớp nhân dân nhất là các quy định pháp luật về thủ tục hành chính, pháp luật về đất đai, khiếu nại, tố cáo, an tồn giao thơng, phịng chống ma t, phịng chống các tệ nạn xã hội, lao động, việc làm, bảo vệ mơi trường, các chính sách, chế độ
mà người dân được hưởng, các quy định về thực hiện Quy chế dân chủ phù hợp với đặc thù địa bàn nơng thơn, miền núi, thành thị; trong đó chú trọng phổ biến và hướng dẫn nhân dân thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Ngoài các nội dung trên đây, đối với từng đối tượng cụ thể như nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, thanh thiếu niên, người lao động, người quản lý và cán bộ cơng đồn trong doanh nghiệp, lực lượng vũ trang nhân dân sẽ xác định nội dung PBGDPL cho phù hợp. Đối với cán bộ, công chức, nội dung PBGDPL tập trung vào việc phổ biến, quán triệt, học tập các quy định pháp luật về cán bộ, cơng chức, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị; chú trọng các quy định pháp luật chuyên ngành gắn với chuyên môn, nghiệp vụ của từng cán bộ, công chức.
2.2.2.2. Hình thức dịch vụ pháp lý.
Hiện nay, DVPL ở Việt Nam gồm DVPL của luật sư, của tổ chức đoàn thể xã hội, của tổ chức TGPL và các DVPL khác. Đây là những tổ chức và cá nhân được pháp luật cho phép hành nghề luật, được trực tiếp thực hiện việc cung ứng các DVPL trên thị trường.
a. Dịch vụ pháp lý của luật sư.
Dịch vụ pháp lý của luật sư được điều chỉnh bởi Pháp lệnh về luật sư năm 2001 và từ ngày 01/01/2007 tới đây sẽ được điều chỉnh bởi Luật Luật sư.
Điều kiện hành nghề luật sư.
Luật Luật sư kế thừa các quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 và khẳng định, luật sư là một nghề trong xã hội và chỉ những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì mới được hành nghề luật sư. Theo đó, người làm luật sư
phải thoả mãn các tiêu chuẩn là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. Để được hành nghề luật sư, phải thoả mãn những điều kiện được quy định theo Điều 11 Luật Luật sư, nghĩa là họ phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn Luật sư.
Theo Luật Luật sư, người có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư: Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có trình độ đại học luật; đạt u cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; đã tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư (trừ trường hợp là người được miễn đào tạo nghề luật sư); đã hoàn thành thời gian tập sự hành nghề luật sư (trừ trường hợp được miễn thời gian tập sự), có phẩm chất đạo đức tốt và khơng phải là cán bộ, công chức, viên chức. Sau khi được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gia nhập một Đoàn luật sư do mình lựa chọn để hành nghề luật sư.
Phạm vi hành nghề luật sư.
Điều 4 Luật Luật sư quy định DVPL của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, TVPL, đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng và các DVPL khác. Để cụ thể hoá nội dung này, tại Điều 22, Điều 28 và Điều 30 Luật Luật sư quy định về phạm vi hành nghề luật sư, bao gồm:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;
- Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện; người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về u cầu dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác;
- Thực hiện TVPL trong tất cả các lĩnh vực pháp luật, bao gồm hướng dẫn, đưa ra ý kiến, giúp khách hàng soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ.
- Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các cơng việc có liên quan đến pháp luật.
- Thực hiện DVPL khác bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Ngồi ra, Luật Luật sư cịn quy định, luật sư được hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam và cho phép luật sư được hành nghề ở nước ngoài.
Hình thức hành nghề của luật sư.
Luật sư được lựa chọn một trong hai hình thức hành nghề:
Thứ nhất, hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư, gồm thành lập
hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư; làm việc theo hợp đồng cho tổ chức hành nghề luật sư. Luật sư có thể tự mình thành lập Văn phịng luật sư, Công ty luật hoặc tham gia cùng luật sư khác thành lập Công ty luật hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng lao động cho Văn phòng luật sư, Cơng ty luật. Văn phịng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Luật sư thành lập Văn phòng luật sư là Trưởng Văn phịng và phải chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phịng. Cơng ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
Thứ hai, hành nghề với tư cách cá nhân, là việc luật sư tự mình nhận vụ,
việc, cung cấp DVPL cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân bằng việc cung cấp DVPL cho khách hàng theo hợp đồng DVPL, làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động.
Có thể nói, các quy định của Luật Luật sư được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh luật sư năm 2001 và có những sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm nâng cao vị thế của luật sư Việt Nam cũng như đa dạng hố các hình thức hành nghề luật sư cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
b. Dịch vụ pháp lý của tổ chức đoàn thể, xã hội.
Hiện nay, DVPL của tổ chức đoàn thể xã hội được điều chỉnh bởi Nghị định số 65/2003/NĐ-CP, ngày 11/6/2003 về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật được hướng dẫn bởi Thông tư số 04/2003/TT-BTP ngày 28/10/2003 của Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, hoạt động TVPL do các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thực hiện thông qua các Trung tâm TVPL và các tư vấn viên pháp luật là hoạt động mang tính chất xã hội, khơng nhằm mục đích thu lợi nhuận, trước tiên và chủ yếu phục vụ nhu cầu về TVPL của thành viên của tổ chức chủ quản và người nghèo, đối tượng chính sách, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu về TVPL của các cá nhân, tổ chức.
Về thẩm quyền thành lập và điều kiện thành lập.
Theo quy định thì tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là tổ chức, đồn thể) nếu có đủ điều kiện thì được thành lập Trung tâm TVPL. Tổ chức, đoàn thể cấp tỉnh và cấp trung ương được quyết định thành lập Trung tâm TVPL. Tổ chức, đoàn thể thực hiện quản lý hoạt động TVPL theo Điều lệ do tổ chức ban hành, đảm bảo hoạt động TVPL đúng mục đích và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình về hoạt động của Trung tâm TVPL do mình thành lập.
Việc thành lập Trung tâm TVPL phải tn thủ các điều kiện: có ít nhất 3 tư vấn viên pháp luật có đủ điều kiện; có địa điểm riêng để giao dịch và làm việc. Sau khi có quyết định thành lập của tổ chức chủ quản, Trung tâm TVPL phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp của địa phương nơi đóng trụ sở.
Về phạm vi hoạt động.
Trung tâm TVPL được thực hiện TVPL miễn phí cho thành viên, hội viên của tổ chức chủ quản và tham gia TGPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Trung tâm TVPL không được nhận thực hiện việc bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự khác trước cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, tổ chức chủ quản có thể cử tư vấn viên pháp luật của Trung tâm TVPL thực hiện việc bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thành viên của tổ chức chủ quản hoặc các đối tượng khác theo quy định của pháp luật tố tụng và không được lấy danh nghĩa là tư vấn viên pháp luật của Trung tâm TVPL.
Trung tâm TVPL được thực hiện TVPL có thu phí cho đối tượng khác để bảo đảm lấy thu, bù chi. Biểu phí TVPL do tổ chức chủ quản quy định nhưng không được vượt quá mức trần quy định tại Nghị định số 65/2003/NĐ-CP, không được trái với quy định của pháp luật về phí và phải được niêm yết cơng
khai tại Trung tâm TVPL. Trung tâm TVPL phải thực hiện chế độ kế tốn, tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành và chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức chủ quản và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài chính.
c. Dịch vụ pháp lý miễn phí
Đây là hoạt động giúp đỡ pháp luật của Nhà nước và xã hội dành cho người nghèo, các đối tương có hồn cảnh đặc biệt và là kênh quan trọng nhất để người nghèo có thể TCPL khi có nhu cầu được giúp đỡ về mặt pháp lý.
Về tổ chức và người thực hiện dịch vụ pháp lý miễn phí.
Căn cứ vào quy định của Luật Luật sư (trước đây là Pháp lệnh Luật sư năm 2001), Luật Trợ giúp pháp lý (trước đây là Quyết định 734/TTg), pháp luật về TVPL của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (Nghị định số 65/2003/NĐ-CP), có thể thấy những tổ chức sau đây thực hiện DVPL miễn phí và đối tượng phục vụ trực tiếp là người nghèo:
- Văn phòng luật sư, Công ty luật, Chi nhánh của Văn phòng luật sư, Công ty luật thực hiện việc cung ứng DVPL miễn phí cho người nghèo trong phạm vi đăng ký hoạt động với Sở Tư pháp, bao gồm TVPL, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các DVPL khác. Việc cung cấp DVPL của các tổ chức này do đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện theo pháp luật về luật sư, mang tính nhân đạo, từ thiện do luật sư tự mình thực hiện xuất phát từ đặc điểm, tính chất, yêu cầu của hành nghề và quy tắc hành nghề luật sư. Ngoài phạm vi cung ứng DVPL có thu phí từ khách hàng với tư cách là một tổ chức kinh doanh DVPL, các tổ chức hành nghề luật sư cịn tham gia TGPL miễn phí cho người nghèo theo quy tắc nghề nghiệp hoặc theo nghĩa vụ.
- Trung tâm TVPL thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện TVPL miễn phí cho người nghèo trong phạm vi đăng
chất chính trị - xã hội nhiều hơn tính chất nghề nghiệp. Hoạt động của Trung tâm TVPL này trước hết và chủ yếu để giúp đỡ pháp luật cho thành viên của tổ chức xã hội chủ quản và tham gia giúp đỡ pháp luật cho người nghèo, mang tính chất tự nguyện và do tổ chức chủ quản quyết định. Các Trung tâm TVPL hoạt động trên nguyên tắc tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, ngoài việc thực hiện TVPL miễn phí cho thành viên, cho người nghèo, họ được phép thu phí từ khách hàng khác để bảo đảm tự trang trải cho hoạt động.
- Trung tâm TGPL nhà nước và các Chi nhánh của Trung tâm là tổ chức chuyên trách của Nhà nước thuộc Sở Tư pháp do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập, bảo đảm biên chế và cơ sở vật chất để thực hiện chức năng TGPL miễn phí thơng qua các hình thức như TVPL, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức TGPL khác cho người nghèo và một số đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khác, trong đó trước hết và chủ yếu là người nghèo. Việc thực hiện việc TGPL của các Trung tâm này chủ yếu do đội ngũ Chuyên viên pháp lý (mà từ ngày 01/01/2007 sẽ là những Trợ giúp viên pháp lý), CTV thực hiện, mang tính chất dịch vụ công thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, đặc biệt là đối với những người nghèo nhằm bảo đảm công bằng trong TCPL cũng như bảo vệ quyền lợi của nhóm người yếu thế.
Xét về bản chất, hoạt động của Trung tâm TGPL nhà nước khơng khác gì tổ chức hành nghề luật sư vì phạm vi hoạt động của họ là như nhau. Điểm