trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân. Chúng có khả năng trực tiếp hay gián tiếp tác động lên chủ thể nhận thức để hình thành tri thức hiểu biết về pháp luật. Tuy nhiên, chúng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh nhu cầu của Nhà nước mà chưa xuất phát từ chính nhu cầu của nhân dân. Vì vậy, nếu nhân dân khơng chủ động tiếp cận và sử dụng thì các hình thức này ít mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.
1.3. Tính tất yếu khách quan của tiếp cận pháp luật.
1.3.1. Tính tất yếu khách quan của việc công dân cần được tiếp cận pháp luật. pháp luật.
Tính tất yếu khách quan của việc công dân cần được TCPL xuất phát từ tính tất yếu của pháp luật và vị trí, vai trị của pháp luật trong hệ thống các công cụ điều chỉnh xã hội. Điều này được luận giải ở chỗ pháp luật vừa là công cụ ghi nhận các q trình xã hội, trật tự hố các quan hệ xã hội và tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội phát triển theo đường lối của nhà nước, phù hợp với sự vận động, phát triển của đời sống xã hội. Pháp luật còn là đại lượng công bằng và mang tính phổ biến ghi nhận và bảo đảm thực thi các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người, của công dân đồng thời xác lập địa vị pháp lý bình đẳng giữa các chủ thể, cũng như thiết lập mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, công dân với các thiết chế xã hội và giữa những công dân với nhau. Pháp luật vừa là cơ sở cho hoạt động của các thiết chế quyền lực, vừa là cơng cụ để giữ gìn trật tự an tồn xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, vừa bảo vệ lợi ích của thiểu số, vừa bảo đảm lợi ích chung của đa số các thành viên trong xã hội. Pháp luật còn ghi nhận những cơ chế bảo đảm thực thi các vấn đề nêu trên. Vì vậy, việc TCPL, nhận thức về pháp luật trở
thành nhu cầu khách quan, mang tính tất yếu và phổ biến của các chủ thể pháp luật trong xã hội có giai cấp và Nhà nước.
Trong bối cảnh hiện nay, với việc đề cao các giá trị của dân chủ, các quyền con người, quyền công dân, phân định rạch rịi mối quan hệ giữa cơng dân với Nhà nước và phạm vi sự tác động của quyền lực nhà nước đối với xã hội thì vị trí, vai trị của pháp luật càng được đề cao và việc công dân cần được TCPL, được sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình ngày càng trở lên cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có nghĩa là vấn đề TCPL mới chỉ được đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Thực ra, điều này không chỉ đúng trong hiện tại mà còn phù hợp với nhận thức chung của nhân loại trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội có giai cấp và Nhà nước. Trong lịch sử, vấn đề đưa pháp luật đến với công chúng và việc công chúng cần TCPL, nắm bắt, hiểu biết pháp luật và hành xử theo pháp luật đã được đặt ra.
Trong xã hội Phương Đông, một xã hội mà PGS.TS Phạm Duy Nghĩa gọi là “nền văn hiến chưa quen với sự tối thượng của pháp luật” nhưng những tư tưởng về vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội và việc cần đưa pháp luật đến với nhân dân đã được nêu ra trong nhiều học thuyết chính trị - pháp lý. Ngay cả trường phái Nho gia mặc dù khơng coi trọng vai trị của pháp luật trong quản lý đất nước mà đề cao giá trị của đạo đức, của Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín thì vấn đề cần nâng cao kiến thức của nhân dân, nhân dân cần được soi sáng, cần được giáo dục cũng đã được đặt ra bởi lẽ “dân vi quý, quân vi khinh, xã tắc thứ chi” – dân là gốc, nhà nước là công cụ, “nhân bất học bất tri lý”, “Khi Khổng Tử sang nước Vệ, Nhiệm Hữu đánh xe, Khổng Tử nói: người đơng làm sao. Nhiệm Tử hỏi: đã đơng rồi thì phải làm gì thêm nữa? Khổng Tử đáp: làm cho họ giàu lên. Nhiệm Tử hỏi: đã giàu lên rồi, phải làm
gì nữa? Khổng Tử đáp: Giáo dục cho họ”46. Giáo dục ở đây là giáo dục cho họ về Nhân, Lễ, về cái đạo ở đời, về cái chuẩn mực chung mà xã hội đòi hỏi.
Việc đề cao vai trị của pháp luật và khẳng định tính tất yếu khách quan của việc cơng dân cần được TCPL ở Phương Đơng có lẽ được thể hiện tập trung nhất trong các quan điểm của trường phái Pháp gia mà đại diện tiêu biểu là Hàn Phi. Theo ông, muốn cho xã hội được bình trị, yên ổn và phát triển thì cần phải quản lý và duy trì xã hội theo pháp luật chứ không chỉ dừng lại ở đạo đức, ở cái đạo của người quân tử được. Ông nhấn mạnh, pháp luật là hiến lệnh được công bố ở nơi công sở. Pháp luật phải là thứ do nhà nước ban hành và công bố trong nhân dân60, tr. 163. Muốn cho pháp luật được thực thi, để mọi công dân đều tự giác và tuân thủ pháp luật thì cần phải minh định HTPL cho nhân dân được biết. Ơng nói “pháp luật rõ ràng thì người trên được tơn trọng mà khơng bị xâm lấn”32, tr. 62 và khẳng định “pháp luật khơng gì bằng thống nhất và chắc chắn, khiến cho dân biết nó”32, tr. 547. Từ đó ơng đi đến kết luận cần “lấy pháp luật để dạy dân”32, tr. 544, muốn dạy được dân, muốn pháp luật phát huy hiệu quả quản lý và bảo đảm cho trật tự xã hội được giữ vững thì cần phải ban bố pháp luật rộng khắp cho dân chúng để mọi người được biết “phép trị nước là cái được chép trong sách vở, bày ra nơi công đường và công bố cho trăm họ… Cho nên pháp luật không gì bằng bày ra rõ ràng…bậc vua sáng nói đến pháp luật thì những người thấp hèn trong thiên hạ không ai không nghe”32, tr . 457 - 458. Theo ông, để phổ biến pháp luật trong nhân dân có hai cách, thứ nhất là viết pháp luật lên thẻ tre treo ở nơi cộng cộng, và dùng quan lại dạy pháp luật cho dân; thứ hai là “dĩ pháp vi giáo” (lấy pháp luật làm sách giáo khoa), “dĩ lại vi sự” (lấy quan lại làm thày)60, tr. 164.
Có thể nói những nội dung trên đây đã cho phép khẳng định, trong xã hội Phương Đông, mặc dù về cơ bản vẫn là một xã hội “nhân trị” thì trong
chừng mực nào đó, việc đề cao vai trị của pháp luật và vấn đề nhân dân cần được soi sáng bởi pháp luật dù ít hay nhiều cũng đã được đặt ra và giải quyết.
Khác với Phương Đơng, tư duy chính trị - pháp lý Phương Tây, từ thời cổ đại, đã đề cao vai trò của pháp luật trong quản lý xã hội. Theo Arixtốt, pháp luật là phương thức thực hiện cái phổ biến “người dân cần phải chiến đấu bảo vệ cho pháp luật, như bảo vệ cho ngơi nhà của mình”2, tr. 21. Muốn bảo vệ pháp luật, người dân phải hiểu biết về pháp luật, phải thấy được giá trị phổ biến mà pháp luật mang lại cho mình. Ơng nói “khơng thể có pháp luật, nếu như việc cầm quyền khơng những khơng tn theo pháp luật mà cịn chà đạp lên pháp luật”16, tr. 19. Người cầm quyền đã thế, người dân càng phải như thế. Trong xã hội, nếu như pháp luật được tuân thủ và thi hành thì các giá trị phổ biến, các lợi ích chung sẽ được bảo đảm. Phát triển ý tưởng này, Xôcrát đưa ra luận điểm, nếu như mọi công dân đều tuân thủ theo pháp luật, thì nhà nước mà trong đó họ đang sống sẽ trở lên hùng mạnh và phồn thịnh hơn nhiều59, tr. 119. Ông kết luận “công lý ở trong sự tuân thủ pháp luật hiện hành; sự công minh và sự hợp pháp đều là một; nếu như không tuân thủ pháp luật thì cũng khơng thể có nhà nước và trật tự pháp luật”16, tr. 18.
Đến thời cận đại, các nhà khai sáng Pháp tiếp tục kế thừa, phát triển và đưa vấn đề tn thủ pháp luật từ phía cơng dân lên một tầm cao mới, đặt vấn đề tuân thủ pháp luật của công dân với vấn đề công dân cần được biết pháp luật ghi nhận những vấn đề gì trong mối tương quan, tác động qua lại lẫn nhau. Trong Khế ước xã hội, J.J. Rousseau nêu lên luận điểm “mỗi người chúng ta đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung, và chúng ta tiếp nhận mọi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể”39, tr. 68. Theo ông, “muốn cho một ý chí trở thành ý chí chung, khơng nhất thiết lúc nào cũng phải tuyệt đối trăm người như một;
nhưng điều cần thiết là mọi tiếng nói đều được đếm xỉa tới. Nếu loại bỏ, dù là một cách hình thức một số tiếng nói nào đó, thì ý chí chung sẽ bị tan rã”39, tr.
81. Luận điểm trên khẳng định vị trí, vai trị và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tham gia vào quá trình hình thành ra ý chí chung - pháp luật. Để có thể tham gia vào việc xây dựng và hình thành ra ý chí chung, ơng đặc biệt đề cao vai trị và ý nghĩa của cơng tác thơng tin cho dân chúng, dân chúng cần phải có được thơng tin từ phía Nhà nước và xã hội. Ơng nhấn mạnh, “nếu dân chúng được thông tin một cách đầy đủ khi họ luận giải vấn đề, dù cho là khơng ai trao đổi riêng với ai, thì qua rất nhiều sự khác biệt nhỏ, cuộc luận giải vẫn cứ dẫn tới ý chí chung, kết quả sẽ ln ln tốt đẹp”39, tr. 84. Ông kết luận “dân chúng tuân theo luật phải là người làm ra luật”39, tr. 97. Các luận điểm của ông đã phần nào khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc công dân cần phải được TCPL để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, để tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Cùng với J.J. Rousseau, nhà khai sáng Pháp Môngtexkiơ trong tác phẩm “Tinh thần pháp luật” đã đưa ra luận điểm rất nổi tiếng “nhân dân cần được soi sáng. Đó là điều ta chớ thờ ơ… Người là lồi có thể uốn nắm được. Họ bị uốn nắn theo tư tưởng của người khác trong xã hội. Họ có thể hiểu được bản chất của mình nếu người ta chỉ ra cho họ, và khi bị tước đoạt thì họ có thể mất cả cảm giác về bản chất của mình”50, tr. 34 - 35. Theo ơng, trong một nước dân chủ, một khi luật pháp khơng được chấp hành chính là khi cơ chế của nền cộng hoà đã bị suy đốn, Nhà nước khơng cịn là Nhà nước nữa50, tr. 54.
Đến các nhà Mác xít, vấn đề nâng cao trình độ dân trí để nhân dân (đa số) tự mình vươn lên thực hiện quyền làm chủ, nhân dân với tư cách là chủ thể làm ra lịch sử cần được biết và nắm bắt pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, đấu tranh chống lại cái phản động, lạc hậu, không phù hợp với yêu
cầu của thực tiễn và xây dựng xã hội mới được đề cao hơn bao giờ hết. Các ông đánh giá rất cao vai trò, ý nghĩa của việc giúp đỡ nhân dân về mặt pháp lý để họ bảo vệ các quyền được hiến pháp và pháp luật quy định. Trong bức thư gửi V.V. Agôratxki ngày 31/8/1921, Lênin viết “…Tất cả những sự giúp đỡ mà đồng chí có thể làm được cho những người khiếu nại phải bao hàm ở chỗ giúp họ về mặt pháp lý, nghĩa là dạy cho họ (và giúp họ) biết đấu tranh cho quyền của mình theo quy tắc của cuộc chiến tranh hợp pháp, cho quyền lợi nước Cộng hồ liên bang xã hội chủ nghĩa Xơ viết Nga”43, tr. 149.
Ở Việt Nam, trong xã hội phong kiến thần dân, mặc dù trọng Nhân hơn Pháp, pháp luật là do nhà vua ban hành, thể hiện ý chí của một cá nhân nhưng ở một chừng mực nào đó, vai trị của pháp luật cũng đã được thiết lập. Năm Mậu Thân (1428), Lê Thái Tổ hạ lệnh cho các tướng hiệu và các quan rằng: “Từ xưa tới nay trị nước phải có pháp luật, khơng có pháp luật thì sẽ loạn. Cho nên học tập đời xưa, đặt ra pháp luật là để dạy cho các tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác, điều luật thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để đến nỗi phạm pháp”29, tr. 296.
Để pháp luật có thể được thực thi, một mặt Nhà nước phải công bố, niêm yết công khai cho dân biết về nội dung của pháp luật, mặt khác, bản thân các quan lại phải tuân theo luật, nếu vi phạm, phải bị trừng phạt. Quốc triều hình luật tại Điều 220 viết: Khi có chiếu lệ của triều đình ban xuống, mà các quan ty không sao lục và niêm yết ra để biểu thị cho quân dân biết rõ ý đức của vua, lại coi thường chiếu lệnh ấy là lời hão, thì bị phạt, bị biếm hay bãi chức57, tr. 95. Các quan chức được răn bảo phải tuân theo pháp luật và người làm không đúng sẽ bị đe doạ trừng phạt nghiêm khắc38, tr. 35. Năm 1663, khi nhà vua ban hành sắc lệnh về sự cải hoá cách làm ăn của dân theo đạo lý Nho
giáo, người xã trưởng và các chức dịch khác được yêu cầu phải họp dân làng lại và giảng giải chi tiết nội dung của Sắc lệnh38, tr. 206.
Kế thừa những giá trị truyền thống, nhận thức được những giá trị tiến bộ và xu hướng phát triển của dân chủ trên thế giới, ngay trong những ngày đầu của chế độ dân chủ nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm “Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”49, tr. 132 - 133. Vì vậy, ngay từ khi giành lại nền độc lập, Nhà nước ta đã chú trọng việc nâng cao dân trí, phổ biến, giáo dục cho nhân dân về quyền làm chủ và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhân dân có thể thực hiện được quyền làm chủ. Cùng với việc diệt giặc đói, diệt giặc ngoại xâm, Chính phủ cũng rất quan tâm đến diệt giặc dốt vì chính đây là thứ giặc làm kìm hãm sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta. Các quy định liên quan đến quyền bào chữa và bảo đảm quyền bào chữa, các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp, các vấn đề liên quan đến pháp chế XHCN và bản chất nhà nước ta, vấn đề cần tăng cường công tác PBGDPL...đã khẳng định sự cần thiết phải đưa pháp luật đến với nhân dân không phân biệt giàu nghèo.
Với sự ra đời, tồn tại và phát triển của chế định tư pháp bảo trợ, chế định luật sư, nghề luật sư ở Việt Nam và công tác tuyên truyền, PBGDPL, thiết lập cơ chế cử người bào chữa trong các trường hợp bị can, bị cáo thuộc các trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải chỉ định người bào chữa cho họ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, được sửa đổi, bổ sung các năm tiếp theo đó và gần đây là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đặc biệt là trong những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, với việc hình thành và phát triển chế định TGPL cho người nghèo và những đối tượng có
hồn cảnh đặc biệt (năm 1997) đã khẳng định tính nhất quán trong việc thiết lập vào tạo lập những cơ chế bảo đảm quyền TCPL của công dân bởi một lý do đơn giản rằng “Muốn pháp luật được thi hành thì phải chuẩn bị cho nhân dân hiểu biết pháp luật rồi mới áp dụng. Không được áp dụng pháp luật đối