Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật điều chỉnh các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 64)

hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo

Ở Việt Nam, vấn đề giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, người bần cùng trong xã hội đã đặt ra ngay từ những ngày đầu lập nước và trở thành một giá trị truyền thống của người dân Việt Nam. Với truyền thống tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, các hoạt động tương tế, cứu trợ, giúp đỡ người nghèo khổ, bần cùng đã được đặt ra theo kiểu phường hội. Theo một nghiên cứu của Học giả, Giáo sư Đào Duy Anh, các hoạt động cứu tế và tương tế ngày xưa cũng thịnh lắm như lập nghĩa thương, bình chuẩn thương, dưỡng tế sở, lệ khuyến quyên nạp, lệ chuẩn tai thương giúp dân nghèo. Trong xã thơn cũng có những cuộc cứu tế như quả phụ điền, cơ nhi điền, trợ sưu điền, khẩu phân điền, xã nghĩa thương, cuộc xã dân giao hiếu để cứu giúp những người khó khăn, yếu thế, bần cùng1, tr. 192 - 194... và ngày nay, các vấn đề liên quan đến giúp đỡ người nghèo, người yếu thế, dễ bị tổn thương cũng đã được đặt ra, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến XĐ, GN, bảo trợ xã hội... đã trở thành mối quan tâm chung của tồn xã hội trong đó trước hết và chủ yếu thuộc về trách nhiệm của Nhà nước.

Khi pháp luật xác lập vai trị điều chỉnh của mình trong xã hội, vấn đề đưa pháp luật đến với công dân cũng đã được Nhà nước rất quan tâm và được thể hiện rất rõ nét dưới chế độ mới. Ngay từ những ngày đầu lập nước, với bản chất nhà nước dân chủ nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã nhận định, một trong những yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết dưới chế độ mới là phải diệt giặc dốt, phải nâng cao trình độ dân trí, phải làm cho quốc dân đồng bào hiểu rõ địa vị người chủ đất nước của mình, phải bồi dưỡng, nâng cao năng lực làm chủ cho nhân dân. Các lớp học bình dân học vụ được mở rộng trong tồn dân. Mặc dù chính quyền mới được hình thành nhưng việc bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân đã được Nhà nước quan tâm trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật của chế độ mới. Cùng với sự phát triển của đất nước, đến nay quốc dân “đang ngày càng trở thành những công dân trưởng thành, ý thức được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình cũng như bắt đầu học cách tổ chức những thiết chế xã hội và sử dụng những phương pháp văn minh để quyết giữ vững những quyền cơng dân đó”52, tr. 75. Tuy nhiên, việc đưa pháp luật và thiết lập cơ chế giúp đỡ pháp luật cho người nghèo, bảo đảm quyền được TCPL của họ mới chỉ được đặt ra trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi Nhà nước ta thực hiện đường lối Đổi mới.

Sở dĩ như vậy là vì trước Đổi mới, vấn đề phân hoá giàu nghèo hầu như không đặt ra. Trước năm 1986, chúng ta cho rằng khơng thể có sự phân hố giàu nghèo. Vì vậy, bất cứ cơng dân nào cũng đều được giúp đỡ pháp luật một cách bình đẳng như nhau. Sự giúp đỡ pháp luật đó được thực hiện bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, đội ngũ luật sư và các đoàn bào chữa viên nhân dân dưới tên gọi “tư pháp bảo trợ” hay “bảo trợ tư pháp”8, tr. 205 gắn liền với việc thực hiện quyền bào chữa và bảo đảm quyền bào chữa của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980. Sự giúp đỡ về mặt pháp luật đó hầu như khơng được thừa nhận là một loại hình

DVPL mà gắn liền với hoạt động của bộ máy nhà nước, với việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị can, bị cáo. Có thể nói, trước Đổi mới, vấn đề TCPL dành riêng cho người nghèo chưa được đặt ra mà nằm chung trong cơ chế giúp đỡ pháp lý cho nhân dân gắn liền với cơ chế bao cấp pháp lý của nhà nước và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo.

Đến những năm đầu của thập kỷ tám mươi, những vấn đề liên quan đến việc cần tăng cường công tác PBGDPL cho nhân dân đã được đặt ra. Tại Điều 38 Hiến pháp năm 1980 xác định “Nhà nước tuyên truyền, giáo dục sâu rộng chủ nghĩa Mác - Lê nin, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, vấn đề này tiếp tục được khẳng định tại Điều 31 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 theo Nghị quyết số 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001. Để cụ thể hoá nội dung này, Luật Tổ chức Chính phủ năm 1992, năm 2001 đều khẳng định Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân. Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định số 38-CP ngày 04/6/ 1993, Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp đều khẳng định Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về cơng tác PBGDPL, có nhiệm vụ hướng dẫn hoặc tổ chức việc phối hợp với các ngành về công tác tuyên truyền, PBGDPL trong cán bộ, nhân viên nhà nước và nhân dân. Cùng với việc thiết lập hệ thống cơ quan quản lý, thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL từ Trung ương đến địa phương, các vấn đề liên quan đến nội dung triển khai thực hiện đã được đặt ra. Ngày 7/12/1982, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 315/CT-HĐBT về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật. Ngày 22/10/1987, Chủ tịch Hội

đồng Bộ trưởng ban hành Chỉ thị số 300/CT về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác PBGDPL và xác định đây là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai cơng tác này. Ngày 07/01/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg về việc tăng cường công tác PBGDPL trong giai đoạn hiện nay và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác PBGDPL từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL. Ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt chương trình PBGDPL từ năm 2003 đến năm 2007. Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005-2010 (kèm theo Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ); trong Chương trình có bốn đề án về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Thực hiện các văn bản của Đảng và Nhà nước về PBGDPL, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương đã ký kết nhiều văn bản liên tịch về PBGDPL cho các đối tượng như nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ, thanh niên... Đến nay, hầu hết cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo các bộ, ngành đều đã ban hành các văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chỉ thị của Đảng và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 64, tr . 10 - 11.

Có thể khẳng định, các quy định trên đây đã đặt nền móng khẳng định sự cần thiết phải đưa pháp luật đến với nhân dân và nhân dân cần được TCPL mà khơng có sự phân biệt người giàu và người nghèo. Nghĩa là bất cứ một công dân nào cũng đều phải được tiếp cận với những thông tin pháp luật, được PBGDPL. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những hình thức đưa pháp luật đến với nhân dân mang tính rộng khắp, mà chưa gắn kết với vụ việc cụ thể, con người cụ thể, trong tình huống pháp lý cụ thể mà mang tính dàn đều.

Nhận thức được những hệ quả tiêu cực phái sinh từ nền kinh tế thị trường, như vấn đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề cạnh tranh để cùng tồn tại và phát triển cùng với nó là các tệ nạn xã hội..., Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến việc thiết lập những cơ chế để bảo đảm công bằng xã hội với phương châm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội, quan tâm giúp đỡ những người khó khăn, có hồn cảnh đặc biệt... Cùng với việc cơ quan nhà nước, cán bộ, cơng chức có trách nhiệm phải tư vấn, giúp đỡ, giải thích pháp luật cho nhân dân khi thực thi cơng cụ và việc tích cực tuyên truyền, PBGDPL cho nhân dân, vấn đề giúp đỡ pháp luật người nghèo với tư cách là một sự giúp đỡ tích cực từ phía người hành nghề luật cho người nghèo đã được đặt ra.

Theo Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987, Luật sư chính thức được thừa nhận là một nghề tự do được phép cung ứng DVPL cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Theo đó, Đồn Luật sư các tỉnh được thành lập, vừa là tổ chức hành nghề của luật sư, vừa là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư. Để hướng dẫn Pháp lệnh tổ chức luật sư, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 15/HĐBT ngày 21/2/1989 ban hành Quy chế Đoàn Luật sư và Bộ Tư pháp đã ra Thông tư 313-TT/luật sư ngày 15/4/1989 hướng dẫn thực hiện quy chế Đoàn Luật sư. Mặc dù trong Pháp lệnh chưa đề cập đến việc luật

vấn đề này đã được đặt ra. Tại Điều 33 Quy chế xác định rõ, người có hồn cảnh kinh tế khó khăn hoặc các trường hợp đặc biệt khác và có đơn yêu cầu thì Ban Chủ nhiệm Đồn Luật sư sẽ xét miễn hoặc giảm chi phí. Với quy định này, người nghèo sẽ được hưởng các DVPL miễn phí hoặc giảm phí từ phía Đồn luật sư và các luật sư. Trong đó, DVPL do luật sư cung cấp bao gồm các hình thức TVPL, tham gia tố tụng, đại diện trước các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quy định này tiếp tục được duy trì trong lần sửa đổi thứ nhất Pháp lệnh luật sư năm 2001, tại Điều 6 Pháp lệnh đã quy định Nhà nước và xã hội khuyến khích các luật sư và các tổ chức hành nghề luật sư tham gia hoạt động TGPL miễn phí cho người nghèo và người được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Ngày 05/8/2002, Bộ Tư pháp ban hành Quy tắc mẫu về đạo đức hành nghề luật sư kèm theo Quyết định số 356b/2002/QĐ-BTP, trong đó xác định rõ việc thực hiện TGPL là nghĩa vụ cao cả của luật sư. Khi thực hiện TGPL, luật sư phải tận tâm, tích cực thực hiện như đối với các vụ việc có thù lao và nghĩa vụ thực hiện TGPL là một trong những quy tắc đạo đức nghề nghiệp mà luật sư phải tuân thủ trong quá trình hành nghề.

Việc luật sư cần giúp đỡ pháp luật cho người nghèo tiếp tục được khẳng định thời gian gần đây và được pháp điển hoá trong Luật Luật sư đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007. Tại Điều 8 Luật Luật sư quy định Nhà nước khuyến khích luật sư và tổ chức hành nghề luật sư tham gia hoạt động TGPL miễn phí, đồng thời tại khoản 2 Điều 21 quy định luật sư có nghĩa vụ thực hiện TGPL. Tại Điều 31 quy định khi thực hiện TGPL miễn phí, luật sư phải tận tâm với người được trợ giúp như đối với khách hàng trong những vụ, việc có thù lao. Luật sư thực hiện TGPL miễn phí theo Điều lệ của tổ chức luật sư tồn quốc. Đây là những quy định mang tính chuyên biệt và là một trong những hình thức để

người nghèo có thể được TCPL và chính là một hình thức TCPL cho người nghèo mang tính chất xã hội - nghề nghiệp.

Cùng với các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động giúp đỡ pháp luật miễn phí cho người nghèo của luật sư, Thơng tư số 1119/QLTPK ngày 24/12/1987 quy định hình thức giúp đỡ pháp luật cho người nghèo từ phía các Văn phịng TVPL của các tổ chức đồn thể xã hội và gần đây nhất là Nghị định số 65/2003/NĐ-CP, ngày 11/6/2003 về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật được hướng dẫn bởi Thông tư số 04/2003/TT-BTP ngày 28/10/2003 của Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, các Trung tâm TVPL ngồi việc thực hiện TVPL có thu phí, TVPL miễn phí cho thành viên của tổ chức chủ quản thì cịn được tham gia TGPL miễn phí cho người nghèo và một số đối tượng khác (Điều 9). Như vậy, người nghèo sẽ được các tư vấn viên pháp luật và Trung tâm TVPL thực hiện TVPL miễn phí. Đây là một hình thức TCPL của người nghèo qua tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp mang tính xã hội gắn liền với quá trình vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ngồi những hình thức TCPL trên đây, một trong những hình thức quan trọng nhất để người nghèo có thể TCPL là cơ chế TGPL của Nhà nước. Với việc ra đời Quyết định số 734/TTg ngày 06/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành (Chỉ thị số 05/2000/CT-TTg ngày 01/03/2000; Thông tư liên tịch số 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH ngày 14/01/1998; Thông tư liên tịch số 187/TTLT/TP-TC-TCCP ngày 30/3/ 1998 (sửa đổi bởi Thông tư liên tịch số 21/TTLT/TP-TC-NV ngày 26/12/ 2002 và các Quyết định, Thông tư của Bộ Tư pháp) mạng lưới tổ chức TGPL nhà nước đã được hình thành để thực hiện việc cung cấp DVPL miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách. Trong đó người nghèo là trung tâm và

lợi cho người nghèo bảo đảm công bằng xã hội. Với sự ra đời của các thiết chế TGPL, người nghèo đã khơng cịn lo lắng về vấn đề tài chính khi tiếp cận với các DVPL, đồng thời khắc phục sự bất bình đẳng trong TCPL. Với sự ra đời của cơ chế TGPL, người nghèo vừa có thể tiếp cận với các hình thức giúp đỡ pháp luật của luật sư, của các tổ chức đoàn thể xã hội, lại vừa được TCPL thông qua một cơ chế đặc thù dành riêng cho mình – cơ chế TGPL.

Điều đáng quan tâm nhất đối với người nghèo là vừa qua, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 đã thông qua Luật Trợ giúp pháp lý (được Chủ tịch nước cơng bố ngày 12/7/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007). Với sự ra đời của Đạo luật này, người nghèo đã có thể yên tâm hơn trong đời sống pháp lý mỗi khi có khó khăn, vướng mắc cần phải nhờ sự giúp đỡ pháp luật từ phía những người có trình độ chun mơn nghề luật. Cùng với các hình thức TCPL khác dành cho công dân, sự ra đời cơ chế TGPL đã bảo đảm cho người nghèo được TCPL, được sử dụng pháp luật, được giúp đỡ về mặt pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)