Thực tiễn áp dụng pháp luật điều chỉnh hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 78)

giáo dục pháp luật.

Thực hiện pháp luật về PBGDPL, việc xây dựng, củng cố tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL từ Trung ương đến địa phương ngày càng được tăng cường. Hiện có 26/26 Bộ, cơ quan ngang Bộ đã thành lập Vụ Pháp chế và bố trí cán bộ trực tiếp và triển khai công tác PBGDPL theo ngành dọc.

Ở địa phương, đã có 49/64 Sở Tư pháp đã thành lập Phòng PBGDPL thuộc Sở Tư pháp. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL từ Trung ương đến cơ sở được củng cố để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả cơng tác PBGDPL. Hiện có 64/64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp tỉnh; các tỉnh, thành phố đã thành lập Hội đồng PBGDPL ở hầu hết đơn vị cấp huyện; khoảng 70% đơn vị cấp xã đã thành lập Hội đồng. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã ra quyết định công nhận 145 người là báo cáo viên pháp luật ở Trung ương. Bên cạnh đó, các Bộ, ngành, đồn thể ở Trung ương cũng đã hình thành một đội ngũ báo cáo viên riêng của ngành mình để phục vụ cho cơng tác tun truyền, PBGDPL trong ngành. Có ngành tổ chức được mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật theo ngành dọc xuống tận huyện, thậm chí tận xã. Riêng Bộ Cơng an đã có 117 báo cáo viên pháp luật, lực lượng công an của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 30 đến 50 báo cáo viên pháp luật; trong đó có từ 03 đến 05 báo cáo viên cấp tỉnh. Ở địa phương, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật được các cấp, các ngành quan tâm xây dựng và củng cố. Hiện các tỉnh, thành phố trong cả nước có hơn 10.000 báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện và hơn 24.000 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Đây là đội ngũ gần dân và có trình độ pháp luật nên đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

Trên cơ sở đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, các Bộ, ngành, đoàn thể xã hội ở Trung ương và địa phương đã tích cực triển khai cơng tác PBGDPL cho nhân dân. Nhìn chung, nội dụng pháp luật mà các địa phương tập trung tuyên truyền, phổ biến có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, những lĩnh vực pháp luật thiết thực, liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Bên cạnh các hình thức PBGDPL truyền thống, thời gian qua, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung vào các hình thức tun truyền, phổ biến pháp luật có hiệu quả với từng đối tượng, địa bàn, đó là thi tìm hiểu pháp luật; phổ biến pháp luật thơng qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ; PBGDPL trên phương tiện thông tin đại chúng và loa truyền thanh cơ sở; PBGDPL qua các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, các cụm panơ, áp phích, tranh cổ động, các hình thức sinh hoạt văn hố truyền thống, văn nghệ quần chúng, thông qua việc khai thác, sử dụng các tủ sách pháp luật với trên 11.000 tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và 400 tủ sách pháp luật của bộ đội biên phịng. Phần lớn tủ sách pháp luật đều có đủ đầu sách đề phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân về các lĩnh vực pháp luật thiết yếu của cuộc sống. Đã có 64 câu lạc bộ “tuổi trẻ phòng chống tội phạm” tại 64 tỉnh, thành phố, 13 câu lạc bộ “nông dân với pháp luật”, 12 câu lạc bộ “phụ nữ với pháp luật”. Bên cạnh các câu lạc bộ pháp luật thuần tuý sinh hoạt pháp luật, nhiều địa phương đã lồng ghép nội dung pháp luật vào chương trình sinh hoạt của các chi hội, tổ hội nông dân, hái hoa dân chủ, các loại câu lạc bộ khác. Qua sinh hoạt, câu lạc bộ đã vận động thành viên chấp hành chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tham gia các chương trình phát triển sản xuất, nơng, lâm, ngư nghiệp, XĐ, GN...Một số địa phương tuyên truyền pháp luật kết hợp với chiếu phim, xây dựng các tiết mục văn nghệ với các chủ đề có liên quan đến pháp luật; thông qua hoạt động của các đội thông tin lưu động ở

cơ sở, điểm sinh hoạt cộng đồng tại thôn, bản, ấp. Đến hết năm 2004, cả nước có 156 nhà văn hố cấp huyện, 4003 nhà văn hố cấp xã, có 7.000 điểm bưu điện văn hố xã, 642 đội thơng tin lưu động; 27.362 tổ, đội văn nghệ quần chúng, 25.338 điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, bản, ấp.

Các hoạt động PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa truyền thanh cơ sở là hình thức được các địa phương sử dụng thường xuyên thông qua việc xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền pháp luật ngày càng hấp dẫn và hiệu quả. Đài truyền hình Việt Nam đã có chuyên mục “Hộp thư truyền hình” trên VTV1, “Pháp luật và đời sống” trên VTV2, gần đây mới mở thêm chun mục về cải cách hành chính. Đài Tiếng nói Việt Nam duy trì 3 chương trình “Nhà nước và pháp luật”, “Tiếp chuyện bạn nghe đài” và “Radio của bạn”. Thông tấn xã Việt Nam phát hành đều kỳ mỗi tuần một số, có chất lượng bản tin tóm tắt văn bản pháp luật mới ban hành phục vụ công tác PBGDPL. Các chuyên trang, chuyên mục phổ biến được các địa phương duy trì thường xuyên là chuyên trang “Nhà nước và pháp luật” trên báo Đảng; chuyên mục “Giải đáp pháp luật”, “Tìm hiểu pháp luật”, “An ninh tuần qua”, “Quân sự quốc phòng”, “Pháp luật và đời sống”, “Trả lời bạn nghe đài, xem truyền hình”, “Thơng tin pháp luật”...Một số điạ phương xây dựng các buổi phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số. Đến nay đã có 52 tỉnh, thành phố có bản tin tư pháp, một số tỉnh đã phát hành bản tin PBGDPL, nhiều tỉnh đã phát hành bản tin đến cấp xã, thôn, bản ấp, các chi hội đoàn thể xã hội... Đến hết năm 2004, cả nước có 5.688 trạm truyền thanh. Sở Tư pháp nhiều tỉnh đã biên soạn các băng cassestte tuyên truyền pháp luật trên hệ thống loa, một số băng cịn được dịch ra tiếng dân tộc ít người...Nếu xét về tiềm năng của các phương tiện thông tin cho thấy tiềm năng là rất lớn, hiện nay cả nước có 553 cơ quan báo chí với 713 ấn phẩm báo chí và hơn 1000 bản tin, hàng năm số lượng phát hành ở nước ta khoảng 600 triệu bản. Về hệ

thống phát thanh, truyền hình, cả nước hiện nay có 1 Đài truyền hình quốc gia, 1 Đài phát thanh quốc gia và 4 trung tâm truyền hình khu vực, 64 Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố, hơn 606 Đài phát thanh, truyền hình cấp huyện và hàng ngàn trạm truyền thanh cấp xã. Về hệ thống báo chí điện tử và các nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet, hiện nay nước ta có 6 nhà cung cấp thông tin (ISP), trên 50 nhà cung cấp thông tin (ICP) và báo điện tử trên mạng Internet, hơn 2.500 Website trên mạng Internet64, tr. 77 - 78.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các hình thức tiếp cận pháp luật của người nghèo ở việt nam hiện nay (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)